Tổng quan về Revit MEP

By Nặc danh - tháng 5 31, 2012

Tổng quan về Revit MEP


Download về xem

1. Revit MEP là gì?


Nền tảng của Revit MEP là BIM (Building Information Modelling). Đây là những hệ thống tài liệu hỗ trợ thiết kế, bản vẽ và những bảng liệt kê theo yêu cầu của dự án xây dựng. Building Information Modelling (BIM) cung cấp thông tin về thiết kế dự án, phạm vi, số lượng và quá trình tiến hành.
Trong mô hình Revit MEP, mỗi bản vẽ 2D, 3D view và bảng kê là phần trình bày thông tin từ một cơ sở dữ liệu mô hình xây dựng cơ bản. Khi làm việc trong bản vẽ và bảng liệt kê (schedule views), Revit MEP sẽ thu nhập thông tin về dự án xây dựng và phối hợp thông tin này với tất cả những phần trình bày khác của dự án. Thông số Revit MEP thay đổi sẽ tự động phối hợp những thay đổi đã thực hiện ở bất cứ nơi đâu – mô hình (model views), bản vẽ, bảng liệt kê, mặt cắt (sections) và sơ đồ (plan).

2. Revit MEP giữ mọi việc cập nhật như thế nào?


Một đặc điểm cơ bản của ứng dụng BIM là khả năng phối hợp những thay đổi và lúc nào cũng giữ nguyên tính nhất quán. Bạn không phải can thiệp để cập nhật những bản vẽ hoặc những liên kết. Khi bạn thay đổi điều gì đó, Revit MEP sẽ ngay lập tức xác định sự thay đổi đó tác động đến điều gì và phản ánh sự thay đổi đó đến bất kỳ những phần tử nào chịu ảnh hưởng.
Revit MEP sử dụng 2 khái niệm chính làm cho nó đầy quyền năng một cách đặc biệt và sử dụng dễ dàng. Đầu tiên là sự nắm bắt các mối quan hệ trong khi nhà thiết kế làm việc. Thứ hai là phương pháp truyền/phổ biến những thay đổi vào trong xây dựng. Kết quả của những khái niệm này là phần mềm làm việc thông minh.

3. Tìm hiểu thuật ngữ Revit MEP 2010


Đa số những thuật ngữ được dùng để nhận dạng những đối tượng trong Revit MEP rất phổ thông, những thuật ngữ theo công nghệ chuẩn quen thuộc với phần nhiều các kiến trúc sư. Tuy nhiên, một số thuật ngữ chỉ liên quan đến Revit MEP. Việc tìm hiểu thuật ngữ có tính quyết định đến việc hiểu được phần mềm này.

Project (dự án): trong Revit MEP, dự án là cở sở dữ liệu đơn lẻ về thông tin dành cho thiết kế. File dự án chứa tất cả các thông tin dành cho thiết kế công trình, từ hình học đến dữ liệu xây dựng. Thông tin này bao gồm những thành phần được dùng để thiết kế mô hình, những phối cảnh của dự án (views of the project) và những bản vẽ của thiết kế. Bằng cách sử dụng một file dự án đơn lẻ, Revit MEP giúp bạn dễ dàng thay đổi thiết kế và có những thay đổi được phản ánh trong tất cả các lĩnh vực có liên quan (sơ đồ hình chiếu, hình chiếu độ cao, hình chiếu mặt cắt, bảng liệt kê…). Chỉ cần 1 file để theo dõi, giúp cho việc quản lý dự án dễ dàng hơn.

Levels: Là những mặt phẳng nằm ngang vô tận hoạt động như 1 tham chiếu đối với những phần tử ở mức chủ thể như mái nhà, sàn nhà, trần nhà… Thông thường những levels dùng để xác định chiều cao thẳng đứng hoặc tầng nhà trong phạm vi tòa nhà. Một level cho 1 tầng nhà hoặc tham chiếu đến các chi tiết khác của tòa nhà. Để tạo một level, phải chuyển giao diện về sơ đồ mặt cắt (section) hoặc từ hướng quan sát chuẩn.

Element: Khi tạo một dự án, để bổ sung những phần tử xây dựng thuộc thông số Revit MEP vào bảng thiết kế. Revit MEP phân loại những element theo phạm trù (categories), họ ( families) và kiểu (types).

Category: Là một nhóm phần tử được sử dụng để lập mô hình hoặc dẫn chứng một bản vẽ thiết kế công trình bằng tài liệu. Thí dụ, phạm trù của những phần tử mô hình bao gồm những bức tường và xà, phạm trù của những chú thích bao gồm những thẻ (tags) và lời chú thích (text notes).

Family: Là những loại phần tử trong một phạm trù. Một family tập hợp những phần tử có chung những đặc tính, sử dụng giống nhau và phần trình bày bằng đồ họa tương tự nhau. Những phần tử khác nhau trong một họ có thể có những giá trị khác nhau đối với một số hoặc tất cả các đặc tính, nhưng tập hợp những đặc tính như tên và ý nghĩa của chúng là giống nhau.

4. Giao diện làm việc của chương trình Revit MEP 2010


Một trong những điểm thuận lợi của Revit MEP là dễ sử dụng, cụ thể là giao diện người sử dụng rất trực quan. Cửa sổ Revit MEP sắp xếp hợp lý giúp việc thiết kế dễ dàng. Thậm chí những nút trên thanh công cụ cũng được gắn nhãn, làm cho người dùng dễ dàng hiểu được từng nút tượng trưng cho điều gì. Revit MEP sử dụng những quy ước Microsoft® Windows® chuẩn. Nếu đã từng sử dụng Autocad 2009 trở đi có lẽ không lạ gì với giao diện kiểu Ribbon này. Sau đây là giao diện sử dụng của Autodesk Revit MEP 2010.

Khởi tạo 1 dự án mới. Trên thanh Standard, chọn New hoặc nhấp biểu tượng New bên dưới Projects ở giữa màn hình.



Hình 1.1: Biểu tượng tạo dự án mới

Giao diện Revit MEP 2010 như sau:



Hình 1.2: Giao diện Revit MEP 2010

Phần trình bày sau giới thiệu những thanh công cụ và thanh lệnh chính trong giao diện.

Thanh tiêu đề:



Hình 1.3: Thanh tiêu đề
Trên cùng của giao diện là thanh tiêu đề để hiển thị tên của dự án đang được mở. Theo mặt định, dự án mới được đánh số liên tiếp cho đến khi được lưu với tên mới. Thêm vào đó sơ đồ sàn level 1 luôn được mở mặt định.Trình duyệt dự án Project Browser:

Để quản lý những hạng mục, kiểu quan sát, bảng liệt kê, bản vẽ, bảng báo cáo, Families và những nhóm của dự án hiện hành.



Hình 1.4: Trình duyệt dự án

Bạn có thể nhấp phải vào trình duyệt để đổi tên, xóa bỏ, bổ sung sơ đồ quan sát, nhóm Familis. Trong trình duyệt, tất cả được sắp xếp ngăn nắp như: View, family… Có thể mở rộng, thu nhỏ trình duyệt bằng cách nhấp vào biểu tượng dấu “+” hoặc “-“ bên cạnh tên. Mở sơ đồ quan sát bằng cách kích đúp vào tên của nó.

Có thể kéo và thả trình duyệt vào trong vùng vẽ, dễ dàng bổ sung thêm family, nhóm vào trong dự án hoặc sơ đồ vào bản vẽ.
Trình duyệt có thể di chuyển, vì vậy bạn có thể bố trí ở vị trí thích hợp bằng cách: Nhấn giữ con trỏ lên thanh tiêu đề và di chuyển đến vị trí mới.
Thanh menu lệnh:



Hình 1.5: Thanh menu

Trên thanh menu lệnh gồm 9 trình đơn chính: Home, Insert, Annotate, Modify, Analyze, Architect, Collaborate, View, Manage. Trong những thanh trình đơn này chứa tất cả những lệnh, những công cụ cũng như những hiệu chỉnh thiết lập, xây dựng những thông số hệ thống hay thông số về dự án.
Đa số những lệnh đều có phím tắt, có trong danh sách của trình đơn và có thể hiệu chỉnh được. Để xem được phím tắt trên trình đơn, chỉ cần đưa con trỏ lại icon, lập tức xuất hiện tên và phím tắt của công cụ đó.
Ví dụ: Phím tắt vẽ ống gió là DT.



Hình 1.6: Phím tắt

Trong lúc đang làm việc trên trang thiết kế, cần sử dụng các phím tắt kết hợp với thanh công cụ để thực hiện các lệnh. Đây là thao tác phổ biến thường sử dụng để tiết kiệm thời gian.
Menu Home:



Hình 1.7: Menu Home

Menu Home được bố trí các Elements, được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thiết kế hệ thống HVAC. Gồm các Tab chính: HVAC, Mechanical, Plumbing, Piping, Electrical. Trên các Tab đề có các biểu tượng trực quan giúp người sử dụng dễ dàng tiếp cận.

Menu Insert:



Hình 1.8: Menu Insert

Menu Insert gồm các lệnh xuất nhập và quản lý files xuất nhập. Revit có thể xuất nhập nhiều định dạng khác nhau.

Menu Annotate:



Hình 1.9: Menu Annotate

Menu Annotate gồm các lệnh minh họa thiết kế: Dimension, Detail, Text, Tag… bổ sung ký hiệu, ghi chú trong bản vẽ.
Menu Modify:



Hình 1.10: Menu Modify

Menu Modify gồm các lệnh hiệu chỉnh đối tượng (element).
Menu Analyze:



Hình 1.11: Menu Analyze

Menu Analyze gồm các lệnh tạo phòng (Zone), tính tải, lập báo cáo, bảng liệt kê…
Menu Architect:



Hình 1.12: Menu Architect

Menu Architect gồm những công cụ được sử dụng để tạo những mô hình công trình xây dựng cơ bản nhất như tạo level, lưới grid, tường, mái, sàn, cửa, cột…
Menu Collaborate:



Hình 1.13: Menu Collaborate

Menu Collaborate gồm các lệnh quản lý files khi chia sẽ công việc (Worksets) khi làm việc theo nhóm trong 1 công trình.

Menu View:



Hình 1.14: Menu View

Menu View: như tên gọi gồm các lệnh xem thuộc tính các đối tượng hoặc thiết lập kiểu thể hiện view trong các plan… quan sát các thành phần trong bản vẽ từ những vị trí khác nhau trong dự án.


Menu Manage:



Hình 1.15: Menu Manage

Đây là menu tab chứa các lệnh về quản lý và thiết lập hệ thống cho chương trình, quản lý dự án, và các lệnh hiệu chỉnh về vật liệu cho element (materials)…

  • Share:

You Might Also Like

0 Comments

Vui lòng viết tiếng Việt có dấu!!!