Hướng dẫn lập Dự toán xây dựng cơ bản công trình dân dụng và công nghiệp
By Nặc danh - tháng 5 30, 2012
Hướng dẫn lập Dự toán xây dựng cơ bản công trình dân dụng và công nghiệp
1. Khái niệm tổng dự toán:
Tổng dự toán là tài liệu xác định mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ
thuật hoặc thiết kế kỹ thuật - thi công. Tổng dự toán công trình bao gồm: giá trị dự toán xây lắp, giá trị dự toán mua sắm trang thiết bị, chi phí
khác và các chi phí dự phòng.
2. Nội dung của tổng dự toán:
Tổng dự toán xây dựng công trình được tổng hợp đầy đủ các giá trị công tác xây lắp, thiết bị, chi phí khác và các chi phí dự phòng. Phân
tích chi tiết, hướng dẫn áp dụng sẽ được giới thiệu cụ thể ở Chương 4 (lập dự toán công trình) ở đây xin nêu khái quát những nội dung cơ bản.
2.1. Giá trị công tác xây dựng, lắp đặt cấu kiện, lắp đặt thiết bị công nghệ (chi phí xây lắp)
Bao gồm:
- Chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ;
- Chi phí san lắp mặt bằng xây dựng;
- Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công (đường thi công, điện nước, nhà xưởng...) nhà tạm tại hiện
trường để ở và điều hành (nếu có);
- Chi phí xây dựng các hạng mục công trình;
- Chi phí lắp đặt thiết bị (đối với thiết bị cần lắp đặt);
- Chi phí lắp đặt thiết bị phi tiêu chuẩn (nếu có);
- Chi phí di chuyển lớn thiết bị thi công và lực lượng xây dựng (trong trường hợp chỉ định thầu nếu có).
Giá trị dự toán xây lắp công trình bao gồm 3 bộ phận cơ bản là:
+ Giá thành dự toán;
+ Thu nhập chịu thuế tính trước;
+ Thuế giá trị gia tăng đầu ra.
Trong giá thành dự toán thì chi phí trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó là khoản mục chi phí chung.
a) Chi phí trực tiếp:
Chi phí trực tiếp là chi phí có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quá trình thi công xây lắp công trình.
Chi phí trực tiếp bao gồm:
- Chi phí về vật liệu;
- Chi phí về nhân công;
- Chi phí về sử dụng máy thi công.
b) Chi phí chung:
Chi phí chung là mục chi phí không liên quan trực tiếp đến quá trình thi công xây lắp công trình nhưng lại cần thiết để phục vụ cho công
tác thi công, cho việc tổ chức bộ máy quản lý và chỉ đạo sản xuất xây dựng của doanh nghiệp xây dựng.
Nội dung của chi phí chung gồm nhiều khoản mục chi phí có liên quan đến toàn bộ sản phẩm xây dựng mà không liên quan đến việc thực
hiện xây lắp từng kết cấu riêng biệt.
Chi phí chung bao gồm một số nhóm chi phí chủ yếu sau:
- Chi phí quản lý hành chính;
- Chi phí phục vụ công nhân;
- Chi phí phục vụ thi công.
- Chi phí chung khác: là những khoản chi phí có tính chất chung cho toàn doanh nghiệp như: bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, học tập,
hội họp, chi phí bảo vệ công trường, phòng chống bão lụt, hoả hoạn, chi phí trạm y tế, chi phí sơ kết, tổng kết, thuê vốn sản xuất...
Do những đặc điểm phức tạp chi phí chung khó có thể tính trực tiếp vào những loại công tác riêng rẽ khi xác định dự toán công trình mà
được tính bằng tỷ lệ (%) so với chi phí nhân công trong dự toán xây lắp theo từng loại công trình.
c) Thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng đầu ra:
+ Thu nhập chịu thuế tính trước:
- Trong dự toán xây lắp mức thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ (%) so với chi phí trực tiếp và chi phí chung theo từng
loại công trình.
+ Thuế giá trị gia tăng đầu ra:
- Trong dự toán xây lắp thuế suất thuế giá trị gia tăng đầu ra được tính theo quy định đối với công tác xây dựng và lắp
Các bạn download tài liệu về xem chi tiết
0 Comments
Vui lòng viết tiếng Việt có dấu!!!