Mười thủ thuật hay khi làm texture

By Nặc danh - tháng 7 18, 2011

Mục đích của bài này là đưa ra vài gợi ý và thủ thuật giúp bạn làm texture (hình ảnh 2D áp vào vật thể 3D) đẹp hơn. Không chỉ là cách làm để giải quyết các vấn đề, mà qua nhiều năm làm việc tôi thấy chúng thích hợp nhất.

1. Chất liệu gì?

Định nghĩa chất liệu là thuật ngữ tôi hay dùng. Rất hay xảy ra trường hợp ai đó làm texture nhìn kỳ kỳ trên hình 3D và nhìn còn tệ hơn khi chúng ta nhìn vào tấm texture. Cuối cùng thì thật ra quan trọng là hình 3D nhìn đẹp hay xấu chứ không nhất thiết phải là tấm texture.



Khi nói về diffuse(color) texture, một trong những cách kiểm tra texture tốt là nhìn xem trên tấm texture loại chất liệu được vẽ có nhận ra được là loại gì không? Kim loại, đá, cao su, ...? Hay là phần nào của vật thể 3D được áp vùng nào trên tấm texture. Ngày nay với các kỹ thuật làm texture cho thế hệ chất liệu mới kết hợp nhiều loại map vào texture như normal map, specular map, ambient occlusion map thì trên 1 tấm texture nhận ra hết mọi thứ là điều không phải lúc nào cũng khả thi. Tuy nhiên nếu tấm texture mà bạn vẽ thấy rõ ràng loại chất liệu thì kết quả cuối cùng sẽ đẹp hơn.

Bên cạnh một tấm diffuse texture đẹp, một tấm specular map tốt cũng giúp rất nhiều tôn thêm vẻ đẹp. Có nhiều công cụ để tạo specular map tuy nhiên Photoshop vẫn là tốt nhất. Với cách phối hợp mask (mặt nạ xuyên qua) với các layer khác nhau để có thể áp các hiệu ứng Brightness/Contrast, chỉnh level để có được độ specular thích hợp cho từng vùng. Bằng cách này, bạn có khả năng điều khiển từng vùng tốt hơn.

2. Chất liệu nền

Khi bạn làm texture, cách hay nhất là nên bắt đầu từ chất liệu nền. Nếu bạn đang vẽ kim loại thi nên bắt đầu với một tấm kim loại phủ đều. Nếu đó là kim loại bị trầy xước mọi chỗ thì bạn có thể bắt đầu chất liệu nền là kim loại trầy khắp nơi. Và nên nhớ lưu lại chất liệu nền này để sau này sử dụng lại.
Việc bắt đầu vẽ texture từ những lớp nền căn bản giúp bạn tạo ra được các vùng texture có định nghĩa loại chất liệu rõ ràng hơn. Khi tất cả các phần đã có chất liệu nền căn bản, chúng ta mới bắt đầu thêm chi tiết vào.

3. Vẻ đẹp của các chi tiết nhẹ nhàng


Nhiều người hay quên thêm vào tấm texture của mình các chi tiết nhẹ nhàng, không lộ liễu. Những chi tiết này không đập vào mắt ngay lập tức nhưng chúng làm cho tấm texture hay vật thể 3D nhìn hấp dẫn, có sức sống hơn nhiều. Tùy theo khung cảnh mà thêm vài chi tiết thật nhỏ hay là nhấn mạnh các chi tiết. Các chi tiết thứ yếu này có thể là bất cứ gì, một tấm dán thêm, một ít sơn tróc ra, vài con ốc, vài chữ viết linh tinh, bùn, đất, dầu... Nhưng chìa khóa ở đây là phải làm chúng nhè nhẹ thôi, nếu làm quá tay thì lại làm khó chịu người xem và mất đi vẻ tư nhiên.

4. Làm sắc nét

Cẩn thận vì nhiều người thích texture sắc nét, rõ ràng, nhiều người lại thích hơi mờ mờ 1 tý. Cá nhân tôi thích chất liệu sắc nét. Phương pháp cơ bản là copy toàn bộ texture lên layer trên cùng vào chọn hiệu ứng Unsharp mask trên layer này. Unsharp mask cho phép chúng ta điều chỉnh hiệu ứng tốt hơn Sharpen. Cũng rất dễ bị cuốn vào việc làm sắc nét quá nhiều dẫn đến các hiệu ứng sai màu cho texture của bạn.
Tấm texture đầu tiên là tấm chưa làm sắc nét. Tấm thứ 2 có hiệu ứng Unsharp mask ở 70%, các chi tiết hiện ra rõ ràng hơn cho phần sơn và các vết sước. Tấm thứ 3 có hiệu ứng Unsharp quá nhiều làm cho phần màu trắng bị nổi bật hẳn ra, hơi chói và có nhiều điểm màu cam ở vùng cạnh sơn...

5. Cẩn trọng khi dùng texture từ ảnh chụp

Nên tránh dùng các tấm ảnh chưa được xử lý tốt, rất ít khi bạn có được tấm ảnh có thể dán trực tiếp vào texture mà không cần xử lý. Tôi không nói là không thể làm việc này nhưng bạn phải hiểu và xem xét kỹ xem phải chỉnh sửa gì. Những người mới làm texture thường hay dùng nhiều ảnh chụp trên tấm texture của họ, đúng ra thì họ phải bắt đầu từ kỹ thuật dùng chất liệu nền ở trên.
(còn tiếp)

http://hoc3d.com --Nam (Dịch từ bài của Jeroen Maton trên CG Talk )


  • Share:

You Might Also Like

0 Comments

Vui lòng viết tiếng Việt có dấu!!!