Ở Mỹ và một số nước phương Tây, giấy dán tường từ lâu đã trở nên rất phổ biến. Trong nhiều ngôi nhà, họ dán giấy ở hầu hết các phòng và thay đổi mẫu mã khá thường xuyên. Khi chuyển đến một nơi ở mới, việc đầu tiên của họ là mua giấy và tự mang về nhà dán. Tại một số quốc gia láng giềng trong khu vực Đông Nam Á như Singapore hay Brunei, giấy dán tường cũng rất được ưa dùng. Ở khách sạn Fullerton tại Singapore và Cung điện Hoàng gia Brunei, giấy dán tường còn được dát vàng.
Sử dụng giấy dán tường tại Việt Nam
Ở Việt Nam, giấy dán tường đã xuất hiện chừng hơn 10 năm. Những nơi sử dụng loại vật liệu này chủ yếu là các khách sạn lớn và gần đây là lác đác một số khách sạn tư nhân, nhà dân. Tại TP HCM, giấy dán tường được sử dụng nhiều hơn Hà Nội do khí hậu khá khô ráo. Theo quan niệm của nhiều người, điều kiện thời tiết ẩm sẽ ảnh hưởng đến độ bền của giấy dán tường. Thế nhưng trên thực tế, việc xử lý bề mặt không tốt, tường bị ngấm... ảnh hưởng nhiều hơn đến tuổi thọ của giấy.
Giấy dán tường tại Việt Nam chủ yếu nhập từ Mỹ và Nhật, tiêu chuẩn 120 gram/m2. Đế vải khổ rộng 137 cm có giá dao động từ 80.000 đến 150.000 đồng/m2, còn đế giấy khổ 95 cm, giá từ 40.000 đến 80.000 đồng/m2. Giấy dán tường của Trung Quốc cũng có nhiều mẫu mã, nhưng những sản phẩm này không được tiêu thụ nhiều vì chất lượng không đảm bảo, không được tráng plastic trên bề mặt nên rất dễ hỏng. Ngoài ra, khổ của giấy Trung Quốc cũng rất hẹp, chỉ từ 40 đến 50 cm nên khi dán sẽ tạo nhiều đường mép.
Theo KTS Nguyễn Dũng, Trung tâm tư vấn thiết kế và xây dựng CCDC, ở Việt Nam, gia chủ nên sử dụng loại giấy dán tường đế vải. Ưu điểm chính của loại này là đẹp, có thể dễ dàng lau chùi, nhiều mẫu mã, thay đổi thuận tiện và nhờ đó mà bạn sẽ có những căn phòng độc đáo. Thế nhưng, nhược điểm của loại vật liệu này là khả năng thích ứng với thời tiết. Tâm lý của người Việt thích ăn chắc mặc bền nên xu thế sơn tường vẫn được ưa chuộng hơn cả. Tuy nhiên, nếu nhà bạn có sử dụng điều hòa không khí và máy hút ẩm, giấy dán tường sẽ rất bền, có thể từ 7 đến 10 năm trong khi sơn chỉ từ 2 đến 3 năm là đã có thể phải sơn lại".
Để khắc phục nhược điểm kém thích ứng với thời tiết, khi thi công phải làm phẳng, sạch và khô bề mặt tường, đồng thời sơn một lớp lót bằng sơn chống nấm mốc và không dùng giấy dán tường cho các mảng tường có nguy cơ thấm dột. Nếu nhà có máy điều hòa và máy hút ẩm, giấy dán tường có thể bền từ 6 -7 năm, còn không cũng “thọ” 2 -3 năm, ngang với sơn nước.
Bảo lưu kỹ mã số “lot”: Nhớ phải bảo lưu kỹ mã số “lot” của giấy dán tường đề phòng khi số lượng giấy dán không đủ ta có thể đặt thêm hàng có cùng một kiểu và cùng một màu giấy.
Công dụng của BỌT BIỂN: Sau khi thi công xong, những chỗ dơ dính ở kẽ khó lau sạch được bằng vải lau, ta có thể dùng bọt biển để xử lý.
Xử lý tường sơn nước và tường quét vôi trước khi thi công: Muốn dán giấy lên tường sao có keo dính và thẫm mỹ (không bị bong và hở) thì ta phải xử lý tường trứớc bằng cách chà giấy nhám. Có như vậy thì tường mới nhám, nhẵn và thi công mới mang lại hiệu quả cao.
Ngắt điện trước khi thi công dán giấy có lớp giấy bề mặt bằng kim loại: Giấy dán tường tường có lớp bề mặt giấy bằng kim loại nên là vật dẫn điện, vì thế trước khi thi công nhớ phải lưu ý ngắt hết điện.
Chú ý khi sử dụng giấy dán tường có lớp bề mặt giấy băng vải: Không được để dung dịch keo chảy thấm dính lên lớp vải, vì khi lau lớp keo đi sẽ làm cho vải ố vàng làm xấu mặt vải.
Cách dán keo: Mặt sau (đế) giấy dán tường thông thường có hai loại: Loại đế là lớp giấy và đế là lớp vải.
1. Giấy là loại vật liệu rất dễ thấm nước nên hay phồng vì thế khi thi công nhất định phải lăn keo trực tiếp lên lớp đế bằng giấy, để khoảng năm phút rồi mới dán. Như thế đế giấy mới thấm keo đều.
2. Vải thì không bị phồng nên không nhất thiết lăn lớp keo trực tiếp lên đế bằng vải mà chỉ cần lăn lên tường chỗ muốn dán.
Cách kiểm tra độ dính của hỗn hợp keo dán: Sau khi pha keo với hỗn hợp hồ và nước theo tỉ lệ như đã hướng dẫn, ta thử độ dính bằng cách thả một cây viết hoặc một chiếc đũa tre vào trong dung dịch keo. Nếu cây đũa tre ngã tức là dung dịch keo đã đặt về độ dính.
Sau khi lăn lớp keo lên giấy muốn dán ta xếp giấy lại theo phương pháp mặt đối mặt. đế dối đế: Keo sẽ không chảy lêm sang mặt dính.
Xử lý tường kỹ nhẵn và nhám có ba tiện ích:
1. Vì mặt đế giấy có hai lớp nên khi ta thay mẫu giấy mới không cần phải xử lý lại mặt tường.
2. Tường không bị ẩm mốc vì không có độ ẩm.
3. Tạp chất không bị thẩm thấu chảy lem ra ngoài tường.NVC (Theo Tổng hợp)
Giấy dán tường khá phổ biến ở phương Tây, nhưng ở Việt Nam lại chỉ có "đất sống" trong các khách sạn lớn. Tuy nhiên, với sự cải tiến vượt trội về chất liệu, màu sắc, kiểu dáng và thị trường tiêu thụ mở rộng, đây là loại vật liệu sẽ được ưa chuộng trong tương lai.
Đế giấy có giá thành thấp nhưng chủng loại đa dạng hơn. Tuy nhiên, loại giấy này dễ mốc bề mặt, không bền, không dai và khi bóc ra khỏi tường thì không thể sử dụng lại. Còn loại đế vải là loại sản phẩm có thể tái sử dụng vì không bị tách rời giữa lớp mặt và đế, nhưng có giá thành cao gấp đôi. Khi sử dụng, bề mặt tường phải được xử lý tốt, bằng phẳng, sơn một lớp lót bằng những loại sơn chống nấm mốc. Sau đó, sử dụng keo chuyên dùng quết trực tiếp lên giấy và miết lên tường. Loại giấy này có thể cháy khi gặp lửa, nhưng không bùng lên mà mủn ra thành tro.
Ưu điểm lớn nhất của giấy dán tường là dễ thay đổi, kỹ thuật không phức tạp nên bạn có thể tự làm được. Do đó, bạn dễ dàng thay đổi cách trang trí nhà cửa theo các dịp lễ. Đặc biệt, giấy dán tường rất thích hợp để trang trí phòng trẻ nhỏ vì có thể thay đổi kiểu giấy tùy theo lứa tuổi của trẻ.
Để khắc phục nhược điểm kém thích ứng với thời tiết, khi thi công phải làm phẳng, sạch và khô bề mặt tường, đồng thời sơn một lớp lót bằng sơn chống nấm mốc và không dùng giấy dán tường cho các mảng tường có nguy cơ thấm dột. Nếu nhà có máy điều hòa và máy hút ẩm, giấy dán tường có thể bền từ 6 -7 năm, còn không cũng “thọ” 2 -3 năm, ngang với sơn nước.
CÁC BƯỚC CƠ BẢN CẦN LƯU Ý KHI THI CÔNG DÁN GIẤY DÁN TƯỜNG
Phương pháp nhúng nguyên một cuộn giấy dán tường vào trong nước là phương pháp sai. Lý do: Sau khi nhúng cuộn giấy vào trong nước giấy sẽ thấm hút nhiều nước nên không dính dễ dính keo, vì thế lượng keo để dán giấy lên tường không đủ không những làm cho chất lượng giấy sau khi thi công bị xấu đi mà còn không phẳng và mép giấy bị hở.
0 Comments
Vui lòng viết tiếng Việt có dấu!!!