Cách học 3DMax

By Nặc danh - tháng 2 09, 2012

3D STUDIO MAX
Mã viết tắt môn học: 3DSM

Thời lượng: 50h (tương đương 3 tháng)

Chương trình học

CƠ BẢN

CHƯƠNG 1. DỰNG HÌNH
Thao tác cơ bản
I. Giao diện các vùng làm việc chính và các thao tác cơ bản
a. Khung nhìn, bật tắt chế độ khung nhìn.
b. Thao tác điều khiển khung nhìn (zoom, art view, pan,…)
c. Giới thiệu bảng Toolbar và Command
II. Làm việc với đối tượng cơ bản
a. Thiết lập đơn vị, hệ tọa độ làm việc
b. Phương thức tạo đối tượng tham số cơ bản
c. Các lệnh Move, Scale, Rotate, Copy, Group, Scale, Mirror and Align (Bàn, ghế cơ bản)
III. Bài tập thực hành
Dựng hình từ đối tượng Spline
I. Thao tác tạo hình 2D cơ bản
a. Vẽ hình Shape
b. Biến đổi, kết hợp, hiệu chỉnh với Spline
II. Đưa 2D lên 3D
a. Lệnh nâng độ cao Extrude
b. Lệnh xoay tròn Lathe (con lăn, chân bàn, …)
c. Lệnh Bevel Profile (lọ hoa, la zăng ô tô, con lăn vuông,…)
d. Lệnh Loft (tạo phào trần, khung tranh, cửa, rèm cửa...)
e. Cách sử dụng Blueprint
III. Dựng hình với Polygon
a. Khái niệm
b. Phương pháp ứng dụng Polygon tạo nhiều thành phần (bàn, ghế, cửa, màn hình,…)
IV. Thực hành dựng đối tượng
Công cụ Modify
I. Cách sử dụng công cụ thông dụng
a. Taper, Bend, Twist, Shell, Lattice, Shell, Noise, Msmooth, Tessellate
b. Tạo vải dèm sử dụng Cloth, Normal lật ngược mặt.
II. Kết hợp công cụ hỗ trợ Tool
a. Spacing Tool (tạo nhân bản trồng con tiện, tạo cây, cột điện,…)
b. Array (ứng dụng tạo ra cầu thang, trồng cửa sổ,…)
III. Thực hành


Tổng kết kiến thức, kỹ năng thu thập:
·Kỹ năng làm việc với phương pháp dựng hình trong 3d cơ bản (chọn lựa, di chuyển, zoom, pan, select, array, spacing tool, mirror, move, rotation, scale…)
·Dựng hình từ hình 2d lên 3d dùng công nghệ spline
·Dựng hình kết hợp với bộ lệnh modifiers
·Dựng hình cơ bản từ mô hình polygon

Sau chương này học viên sẽ được trang bị các kỹ năng cần thiết nhất để có thể tự dựng được những đối tượng từ đơn giản đến phức tạp. Từ đối tượng cơ bản như bàn ghế, chai lọ, tủ giường đến các đối tượng mềm như chăn, ga, gối, vải, rèm và cao cấp hơn là các đối tượng có kết cấu chi tiết phức tạp như các đồ nội thất chi tiết như ghế xoay, ghế sofa, …

CHƯƠNG 2. RENDER CƠ BẢN
I. Giới thiệu chung, đặt camera, ánh sáng cơ bản
II. Các vật liệu cơ bản: Gương, kính, mặt nước, inox, gỗ, bê tông, neon.
III. Thao tác:
a. Hướng dẫn áp vật liệu
b. Điều chỉnh áp map và họa đồ
c. Gán ID, điều chỉnh Tiles
IV. Tạo không gian bố cục
V. Bài thực hành
Với kiến thức cơ bản học viên có thể tận dụng các vật liệu có sẵn, hoặc tự tạo ra một số vật liệu cơ bản để có thể render thử diễn họa các đối tượng tĩnh vật để kiểm tra sản phẩm. Đồng thời hiểu được cách bố trí ánh sáng và camera khung nhìn để render ra hình ảnh sản phẩm cuối trong 3ds max.

Bài kiểm tra cơ bản

CHƯƠNG 3. DIỄN HỌA CẢNH CƠ BẢN

Dựng mô hình nâng cao
I. Thao tác dựng spline và Poly cho công trình kiến trúc
a. Dựng tường, khung ngoại, chỉ tường, kính, mái, tam cấp
b. Công cụ FFD hỗ trợ cho mô hình Polygon
II. Thao tác dựng hình từ bản vẽ 2D của phần mềm khác (AutoCAD, Corel, Illusstrator)
a. Làm sạch hình ảnh 2D
b. Nhập vào 3dmax
c. Kết hợp lệnh 3d đưa các hình 2d lên mô hình 3d.
III. Bài thực hành mô hình nâng cao
Áp vật liệu, camera, ánh sáng
I. Áp vật liệu mô hình thực tế.
II. Sử dụng thư viện vật liệu
III. Đặt ánh sáng
IV. Đặt thông số render Vray cơ bản
V. Render
VI. Thực hành
Tổng kết kiến thức, kỹ năng thu thập:
·Kỹ năng thiết lập khung cảnh chuẩn bị render
·Gán vật liệu cho đối tượng (texture)
·Đặt và hiệu chỉnh camera khung hình (camera, camera match)
·Đặt ánh sáng cơ bản (lighting)
Một khung cảnh sẽ là sự kết hợp nhiều thành phần khác nhau, chương này sẽ cung cấp các kỹ thuật thông dụng trong việc dựng hình chuyên nghiệp, chính là việc kết hợp công nghệ dựng hình Spline (2D) đưa lên thành hình 3D với các lệnh modify hướng thực tế. Đồng thời tận dụng sức mạnh của loại mô hình Polygon trông việc nhào nặn và dựng các mô hình không gian 3D một cách nhanh chóng, linh hoạt và hiệu quả.
Với kiến thức trang bị về việc Render Vray khung cảnh thử đơn giản mọi người hoàn toàn có thể thử nghiệm các khung cảnh với việc tận dụng sức mạnh tạo khung cảnh thật từ Plugin mô phỏng diễn họa các hiệu ứng vật lý về ánh sáng, chất liệu, … của Vray.

NÂNG CAO

CHƯƠNG 1. VRAY RENDER
Khái niệm Vray
I. Các loại đèn Vray
II. Setting Vray
Chiếu sáng ngoại thất
I. Chiếu sáng mặc định
II. Chiếu sáng bằng HDRI
III. Direct light: Giả lập ánh sáng mặt trời
Các nguyên tắc bố cục trong diễn họa và nhiếp ảnh
I. Bố cục camera, cách đặt camera
II. Các khái nhiếp ảnh cơ bản (các thông số kỹ thuật, thời chụp)
III. Physical Camera kết hợp với bộ đôi chiếu sáng Vray sun và Vray sky
Chiếu sáng nội thất
I. Ánh sáng trực tiếp và khuyếch tán (Ứng dụng trong mỹ thuật sắc độ, gam nóng gam lạnh,…)
II. Vật liệu kiến trúc Đá, gỗ, kim loại, nước,…
III. Thực hành
Vật liệu nâng cao
I. Titles
II. Vray displacement Mod (vẽ phù điêu, chạm khắc, thảm, cỏ,…)
III. Vật liệu âm bản (Photoshop làm Bumb)
IV. Reflect với bản đồ đen trắng
V. Thực hành

Tổng kết kiến thức, kỹ năng thu thập:
·Hiểu về các thông số cài đặt bộ renderer Vray (Frame Buffer, Global Switches, Image Sampler, Global Illumination (GI),…)
·Các bộ công thức render (QMC, IM, PM, LC)
·Thiết lập môi trường khung cảnh Vray (environment, skylight)
·Ánh sáng tụ quang vật lý (caustics)
·Camera vray (mờ thị trường DOF, mờ chuyển động Motion Blur MB)
·Biến đổi tọa đồ displacement mod (2d mapping, 3d mapping)
·Vật liệu vray (fur, edgetex, hdri, vray dirt)
·Ánh sáng vray (vray light, vray sun)
·Hiệu chỉnh thông số tối ưu tốc độ render Vray (speed vray render tips)

Sau chương này học viên có thể dễ dàng nắm bắt các khái niệm và thông số thông dụng trong bộ máy Vray Render, hơn nữa có thể tiếp cận với các kỹ thuật và công thức để tự có thể cân chỉnh setting trong bộ render, trong các vật liệu cũng như ánh sáng vray để trang bị cho mình kỹ năng đặt thông số hợp lý các hệ thuật toán Brute force (Quasi Monte Carlo), Irradiance Map, Photo Map, Light Cache cùng với các bộ lọc khử răng cưa,… đi đến việc render khung cảnh cuối cùng bằng Vray ứng dụng trong từng trường hợp riêng.

CHƯƠNG 2. CHUYÊN ĐỀ NỘI THẤT
Dựng hình trong nội thất
I. Thao tác dựng tường, sàn, dầm, trần
II. Dựng chi tiết nội thất
III. Tách ID vật liệu
IV. Hoàn thiện khung cảnh
V. Thực hành
Chiếu sáng nội thất
I. Chiếu sáng bằng đèn halogen IES
II. Tạo đèn IES, tạo hiệu ứng vật liệu HDRI
III. Hiệu chỉnh ánh sáng và vật liệu lần cuối
IV. Render nội thất
V. Thực hành chiếu sáng
Camera và khung cảnh nội thất
I. Hiệu chỉnh thời chụp với Physical Camera (Quyết định độ phơi sáng)
II. DOF (Def Of Field) độ sâu thị trường nhìn trong camera Physical (Thu hẹp ống kính, bắt focus, xóa mờ phông nền,…)
III. Render
IV. Thực hành cài đặt render thử khung cảnh nội thất

Tổng kết kiến thức, kỹ năng thu thập:
·Các phương pháp dựng hình nội thất (interior modeling, furniture modeling, wall, windows)
·Đèn nội thất (Halogen, IES)
·Vật liệu nội thất (glass, metarial, plastic, cloth, floor, ceiling,…)
·Render nội thất (interior rendering)

Sau chương này học viên sẽ có thể nắm bắt những kỹ thuật, những kỹ năng thiết yếu trong việc hình thành một khung cảnh nội thất chi tiết bao gồm từ việc dựng hình tường, sàn, trần,… cách thức đưa đối tượng hoặc dựng đối tượng nội thất mà không cần có thư viện như (chăn ga, gối đệm, rèm, giường tủ, thảm, sofa,) đến việc đặt ánh sáng nội thất từ ánh sáng cơ bản, ánh sáng bên ngoài đưa vào nội thất, ánh sáng huỳnh quang (đèn tuyýt), ánh sáng halogen (đèn hắt IES), ánh sáng xuyên (đèn chụp),… sao cho hợp lý với từng khung cảnh nội thất.

CHƯƠNG 3. CHUYÊN ĐỀ NGOẠI THẤT
Dựng hình
I. Thao tác khối cơ bản tòa
II. Tách tường
III. Tách tìm kính
IV. Cắt chỉ đường
V. Cắt khung xương kính, cài ID vật liệu
VI. Hoàn thiện các chi tiết kiến trúc còn lại
VII. Thực hành
Hoàn thiện cảnh
I. Thao tác với Background, phần đề của tòa nhà
II. Thao tác cài Physical Camera để quyết định bố cục
III. Sắp xếp bố cục và mật độ cây cối, xe cộ, người,…
IV. Thiết lập chiếu sáng
V. Cân chỉnh chiếu sáng vật liệu lần cuối
VI. Motion Blur và Render
VII. Thực hành
Xử lý hậu kỳ với Photoshop
I. Bố cục trong bản vẽ kiến trúc
II. Chỉnh sửa ánh sáng, màu sắc, một số hiệu ứng hỗ trợ hậu kỳ… với Photoshop
III. Thực hành
Dựng hình nâng cao
I. Model vật dụng, giàn không gian, mô hình xe, mặt người,…
II. Làm Phim 3D
III. Tổng kết

Tổng kết kiến thức, kỹ năng thu thập:
·Các phương pháp dựng hình ngoại thất (exterior modeling, import from autoCAD)
·Ánh sáng ngoại thất (skylight, environment)
·Vật liệu ngoại thất thất (architecture metarial)
·Render ngoại thất (exterior rendering)

Sau chuyên đề ngoại thất học viên sẽ hiểu và được trang bị những kiến thức để có thể nâng cấp tư liệu cũng như kỹ năng diễn họa ngoại thất bao gồm từ việc dựng hình, thiết lập ánh sáng môi trường, tạo không gian cây cối, quang cảnh, xe cộ. Đồng thời nắm rõ thêm sức mạnh xử lý hậu kỳ của photoshop để hoàn thiện ảnh Render (tăng hiện thực, khử nhiễu, tạo tụ quang nhanh, bộ lọc kính, tạo ánh sáng volumn nhẹ bằng shop,…)

  • Share:

You Might Also Like

0 Comments

Vui lòng viết tiếng Việt có dấu!!!