1. Làm việc với model
Trong không gian model, bạn vẽ với tỷ lệ 1:1, và bạn có thể tùy ý quyết định một đơn vị (unit) của autocad tương ứng với 1mm, 1inch, 1 foot, hay bất kể 1 đơn vị đo lường nào thuận tiện trong công việc của bạn. Trong Model tab, bạn có thể view hay edit đối tượng, Con trỏ có thể hoạt động ở bất cứ chỗ nào trong không gian vẽ. Đây là cách vẽ thông thường nhất mà mọi người thường sử dụng khi tạo bản vẽ trong Autocad. Model
2. Làm việc với Layout
Layout tabs hay còn gọi là không gian giấy (paper space). Trong không gian giấy, bạn có thể vẽ khung tên, tạo các khung nhìn (viewpots), dim bản vẽ hay thêm các chú thích.
3. Tạo và chỉnh sửa khung nhìn (layout viewports)
Bạn có thể tạo một khung nhìn hay nhiều khung nhìn để hiển thị bản vẽ trong không gian giấy. Với mỗi khung nhìn bạn có thể thay đổi kích thước của khung nhìn cũng như có thể thay đổi tỉ lệ, di chuyển để trình bày 1 bản vẽ với nhiều tỉ lệ khác nhau với bố cục bản vẽ hợp lý
Chú ý: Một vấn đề quan trong khi tạo một khung nhìn là bạn nên tạo một layer riêng để quản lí các khung nhìn. Để khi xuất bản vẽ bạn có thể tắt layer này để bản vẽ xuất ra không hiển thị các đường bo của khung nhìn
Với lệnh Mview (MV), bạn tạo một hay nhiều khung nhin và cũng có thể copy hay array các khung nhìn
Tạo một khung nhìn không phải là hình chữ nhật
Bạn có thể tạo một khung nhìn không phải là hình chữ nhật bằng cách convert một đối tượng đã vẽ trong không gian giấy thành một khung nhìn
Lệnh Mview có hai lựa chọn để bạn có thể thực hiện việc này
- Với lựa chọn Object, bạn có thể lựa chọn một đối tượng khép kín như đường tròn, polyline khép kín trong không gian giấy để convert thành 1 khung nhìn.
- Với lựa chọn Polyonal bạn có thể dùng để tạo một khung nhìn là một polyline bằng cách pick các điểm tạo thành 1 vòng khép kín
Thay đổi kích thước khung nhìn
Nếu bạn muốn thay đổi kích thước khung nhìn để bố cục bản vẽ thêm thuận tiện. thì việc edit khung nhìn tương tự như bạn edit 1 polyline với các lệnh như bình thường
Cắt một khung nhìn
Bạn có thể cắt một khung nhìn bằng lệnh VPCLIP.
4. Tỷ lệ của khung nhìn
Để đặt tỉ lệ cho mỗi khung nhìn trong không gian giấy. Bạn vào properties của khung nhìn ấy chọn standard scale theo tỷ lệ bạn cần chẳng hạn như 1:100. Có thể quản lí list scale này bằng cách vào Option - User Preferences - Edit Scale List…
Khi đã đặt được tỷ lệ cho khung nhìn bạn cần phải lock khung nhìn để tỷ lệ không bị thay đổi khi bạn zoom trong khung nhìn đấy. Bạn vào properties của khung nhìn chọn Display Locked: ON để lock khung nhìn
5. Đóng băng (Freeze) Layer trong từng khung nhìn
Một trong những ưu điểm khi sử dụng layout đó là bạn có thể lựa chọn đóng băng các layer khác nhau trong mỗi khung nhìn mà không ảnh hưởng đến các khung nhìn khác.
DongBang Cách nhanh nhất để đóng băng layer trong từng khung nhìn là dùng Layer Properties Manager.
DLayer
6. Bật và tắt Khung nhìn
Bạn có thể tiết kiệm thời gian load bản vẽ bằng cách tắt đi những khung nhìn không cần thiết lúc chỉnh sửa bản vẽ.
Nếu bạn không muốn in khung nhìn cũng có thể dùng cách này.
7.Align các khung nhìn
Bạn có thể dóng các đối tượng ở khung nhìn này với các đối tượng ở khung nhìn khác mà không cận phải dùng lệnh move trong model space. Bằng lệnh MVSETUP và chọn Option Align.
8. Xoay các khung nhìn
Bạn có thể xoay khung nhìn bằng cách dùng lệnh UCS và lệnh PLAN.
Thử tưởng tượng sẽ khó khăn thế nào nếu không dùng cách này để trình bay 1 bản vẽ san nên với sơ đồ tuyến và trắc dọc.
9. Dimstyle
Nếu vẽ trong model bạn phải tạo rất nhiều Dim style cho các tỷ lệ khác nhau nhưng nếu vẽ trên không gian giấy bạn chỉ cần tạo 1 Dim style duy nhất
10. Tạo khung tên trong layout
Một cách đơn giản và cơ bản nhất để tạo khung tên trong layout đó là bạn tạo khung tên với tỷ lệ 1:1 sau đó sắp xếp các khung nhìn vào trong khung tên với tỷ lệ tùy ý. Khi in đặt tỷ lệ là 1:1 sẽ cho xuất bản vẽ đúng tỷ lệ.
Ưu điểm của cách vẽ và in ấn trong Layout (hay còn gọi là không gian giấy) là bạn chỉ cần tạo một tỉ lệ bản vẽ nhất định, với tỉ lệ thật là 1:1, bạn có thể in ấn với bất kỳ tỉ lệ nào mà không cần phải chỉnh sửa đường dim, nhưng cái này có chút nhược điểm là bản vẽ nặng hơn 1 chút, nhưng rất cần thiết nếu bạn vẽ quy hoạch và vẽ các công trình lớn.
Cách vẽ trong layout:
Đầu tiên, các bạn tạo một bản vẽ mới. Trong không gian model, bạn vẽ với tỷ lệ 1:1, và bạn có thể tùy ý quyết định một đơn vị (unit) của autocad tương ứng với 1mm, 1inch, 1 foot, hay bất kể 1 đơn vị đo lường nào thuận tiện trong công việc của bạn.
Trong Model tab, bạn có thể view hay edit đối tượng, Con trỏ có thể hoạt động ở bất cứ chỗ nào trong không gian vẽ. Đây là cách vẽ thông thường nhất mà mọi người thường sử dụng khi tạo bản vẽ trong Autocad. Theo mình, bạn nên chọn đơn vị là mm. Nếu vẽ trong model, khi in bạn phải tạo rất nhiều Dim style cho các tỷ lệ khác nhau nhưng nếu vẽ trong model và in trên không gian giấy bạn chỉ cần tạo 1 Dim style duy nhất với cách chọn Fit như sau:
Việc tiếp theo là các bạn vẽ bình thường trong model (cái này chắc ai cũng bít).
Khi bạn hoàn thiên xong 1 bản vẽ, bạn dùng lệnh PU để xoá tất cả các file rac trong bản vẽ, rồi bạn re(regen) làm mới lại bản vẽ.
Công việc tiếp theo là hoàn thiên bản vẽ với các khung tên và in ấn (phần này phức tạp đó).
Bạn chọn qua Tab Layout, trong tab này, với lệnh Mview (MV), bạn có thể tạo một khung nhìn hay nhiều khung nhìn để hiển thị bản vẽ trong không gian giấy. Với mỗi khung nhìn bạn có thể thay đổi kích thước của khung nhìn cũng như có thể thay đổi tỉ lệ, di chuyển để trình bày 1 bản vẽ với nhiều tỉ lệ khác nhau với bố cục bản vẽ hợp lý.
Chú ý: Một vấn đề quan trong khi tạo một khung nhìn là bạn nên tạo một layer riêng để quản lí các khung nhìn. Để khi xuất bản vẽ bạn có thể tắt layer này để bản vẽ xuất ra không hiển thị các đường bo của khung nhìn.
Bạn có thể tạo một khung nhìn không phải là hình chữ nhật bằng cách convert một đối tượng đã vẽ trong không gian giấy thành một khung nhìn.
Lệnh Mview có hai lựa chọn để bạn có thể thực hiện việc này:
* Với lựa chọn Object, bạn có thể lựa chọn một đối tượng khép kín như đường tròn, polyline khép kín trong không gian giấy để convert thành 1 khung nhìn.
* Với lựa chọn Polyonal bạn có thể dùng để tạo một khung nhìn là một polyline bằng cách pick các điểm tạo thành 1 vòng khép kín
Nếu bạn muốn thay đổi kích thước khung nhìn để bố cục bản vẽ thêm thuận tiện. thì việc edit khung nhìn tương tự như bạn edit 1 polyline với các lệnh như bình thường (nhấp chuột vô cái khung nhìn mà bạn chọn, kéo cho cái khung nhìn to hay nhỏ tuỳ bạn).
Bạn có thể cắt một khung nhìn bằng lệnh VPCLIP.
Cách in ấn trong Layout:
Bây giờ, bạn tạo khung in trong không gian giấy, bạn eùng lệnh rectang, nếu muốn in khổ giấy A4, bạn vẽ 1 rectang với kích thước thật là 210x297mm, khổ giấy A3 là 297x420mm, khổ giấy a2, a1, a0 cũng tương tự. Bạn tạo khung tên theo đúng khổ giấy. Bạn vẽ bên Layout cũng là tỉ lệ 1:1 nhé! (Bạn có thể copy khung in và cả khung tên bên model qua layout và SCALE (SC) cho đúng với khổ giấy (a4, a3, a2, a1, a0) mà bạn tạo bên layout).
Bây giờ bạn dùng lệnh MV, tạo 1 khung nhìn, (ở đây mình ví dụ mình muốn in 1 công trình nhà phố ra khung in A3, với mặt cắt có tỉ lệ là 1/100, 2 mặt đứng chính có tỉ lệ là 1/200). Bạn kick1 đúp chuột vô cái khung nhìn:
trong khung nhìn, gõ lệnh ZOOM(Z), chọn ALL (A), enter:
cũng trong khung nhìn, bạn dùng lệnh zoom, chọn scale (S), tại dòng Enter a Scale Factor (nX or nXP), bạn đánh tỉ lệ cần in. (Mình chọn mặt cắt in với tỉ lệ 1/100, nên mình gõ câu lệnh là 1/100XP). Bạn nhớ phải có chữ XP sau cái tỉ lệ nhé!
Chú ý: trong khung nhìn bạn đang điều chỉnh tỉ lên, bạn không được dùng lệnh ZOOM, chỉ sử dụng lệnh PAN và MOVE thôi nhé!
Tiếp theo, bạn kíck đúp chuột bên ngoài khung nhìn và hiệu chỉnh khung nhìn sao cho bản vẽ bạn cần in có được bố cục đẹp nhất.
Tiếp theo, bạn MOVE cái khung nhìn có bản vẽ tới cái khung tên mà bạn tạo lúc đầu, bố cục lại trong cai khung tên đó.
Bạn copy cái khung nhìn đó để in tiếp 2 cái mặt đứng với tỉ lệ 1/200xp bằng cách tương tự. Gõ câu lệnh: 1/200XP).
Bạn có thể thêm bất cứ cái chi tiết hay mặt bằng, mặt đứng hoặc mặt cắt... với bất kỳ tỉ lệ nào trong khung in (nhưng bố cục phải hợp lý nhé, đừng đặt bản vẽ lôn xôn quá, xấu lắm!)
Kết quả đây nè, đảm bảo bạn la7ý thước đo và nhân với tỷ lệ không sai chút nào. Rất cần thiết khi vẽ quy hoạch, chắc các bạn biết vì sao rùi! hjhj!
Híc, ngồi viết được cái bài này để post lên DD bở cả hơi tai. Không biết các bạn xem rùi có hiểu hay không, nhưng đảm bảo rất nhiều lỗi chính tả.
Nếu có bạn nào thấy chưa được, thì cứ tự nhiên chỉnh sửa và bổ sung ý kiến, mình se tiếp thu, nhưng nhớ....hehe...THANK cho mình 1 cái nhé!
Chúc các bạn thành công!
- (Tổng hợp từ benhvientinhoc)
0 Comments
Vui lòng viết tiếng Việt có dấu!!!