Đo bóc khối lượng xây dựng
Để đo bóc khối lượng xây dựng công trình (DBKLXDCT), trước hết bạn phải hiểu được khái niệm về nó:
DBKLXDCT, hạng mục công trình là việc xác định khối lượng công tác xây dựng cụ thể được thực hiện theo phương thức đo, đếm, tính toán, kiểm tra trên cơ sở kích thước, số lượng quy định trong bản vẽ thiết kế (tkế cơ sở, tkế kttc, tké bản vẽ thi công) hoặc từ yêu cầu triển khai dự án và thi công xây dựng, các chỉ dẫn có liên quan và các iêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
Một vài khái niệm thường gặp: Khái niệm về tiên lượng, bảng tiên lượng, khối lượng công trình.
Biết được vài trò, phương pháp, nguyên tắc, trình tự triển khai và cách qản lý của việc đo bóc khối lượng trong công tác đo bóc khối lượng công trình thì chắc chắn bạn sẽ là 1 "chuyên gia" bóc dự toán giỏi!
Bạn tham khảo thêm cái này nhé:
Các đặc trưng hình học cơ bản
Các hình và công thức sau đây chúng ta rất hay gặp trong công tác đo bóc tiên lượng. Chắc chắn khi nói ra nhiều người sẽ than "biết rồi, khổ lắm nói mãi", ấy vậy mà một chuyên gia rất giỏi về dự toán đã phải mất khá nhiều tiền điện thoại và thời gian gọi đi các nơi để hỏi công thức tính thể tính hình đống cát khi tranh luận với Chủ đầu tư về tính khối lượng một khối hình tương tự.
Chúng ta cùng ôn lại cách tính diện tích và thể tích một số hình. Nếu nắm vững và biết cách ứng dụng cho tốt, chúng ta có thể đọc bản vẽ và tính toán khối lượng thuận lợi hơn rất nhiều:
Chúng ta hãy cùng xem một ví dụ cụ thể, đo bóc tiên lượng một hình phức tạp bằng cách tách ra thành các hình cơ bản bên trên để tính khối lượng:
Chúng ta có một móng đơn như sau:
Chúng ta sẽ tách hình vẽ đó ra để tính khối lượng đào đất, khối lượng bê tông như sau:
Đây chính là hình đống cát lật ngược, chúng ta tính được khối lượng đào đất:
Tách ra thành 3 hình thuộc vào 2 loại hình cơ bản (hình hộp và hình đống cát) chúng ta tính được khối lượng bê tông:
Rõ ràng đọc bản vẽ và tính toán khối lượng chẳng có gì là cao siêu cả, bạn chắc chắn đã học toán học thời phổ thông rồi. Hãy bình tĩnh áp dụng kiến thức của chính bạn và nói rằng I CAN DO IT.
Một số kiến thức toán học, đại số
Trong bài trên, TA đã giới thiệu với các bạn một số kiến thức về hình học phẳng, hình học không gian. Ở bài này TA xin giới thiệu một vài kiến thức số học, đại số cần thiết trong quá trình tác nghiệp đo bóc tiên lượng lập dự toán.
Mặc dù có máy tính với (Excel, Calculator, các chương trình dự toán…), nhưng khi đưa dữ liệu đo bóc tiên lượng vào bảng tính nếu bạn thực hiện kỹ năng tính nhẩm, tính tay nhanh và chính xác sẽ giúp tốc độ đo bóc tiên lượng của bạn trở thành siêu tốc, hiệu suất công việc sẽ cao hơn, rút ngắn thời gian làm việc.
1. Phép nhân
- Nhân với 0,25 là chia số đó cho 4.
VD: 328 x 0,25 = 328/4 = 82
- Nhân với 0,5 là chia số đó cho 2
VD: 926 x 0,5 = 926/2 = 463
- Nhân với 2,5 bằng cách thêm số 0 rồi chia 4
VD: 44 x 2,5 = 440/4 = 110
- Nhân với 5 là thêm số 0 rồi chia 2.
VD: 64 x 5 = 640/2 = 320
- Nhân với 9 là nhân 10 rồi trừ đi số đó
VD: 23 x 9 = 230 – 23 = 207
- Nhân với 11 có hai cách:
+ C1: Nhân 10 rồi cộng thêm số đó.
VD: 53 x 11 = 530 + 53 = 583
+ C2: Khi số nhân có 2 con số thì chỉ cần cộng 2 số đó lại và đặt vào giữa:
VD: 53 x 11 = 5 |5+3|3 = 583
- Nhân hai số từ 10 đến 20: ta cộng số thứ nhất với số hàng đơn vị của số thứ hai rồi đặt trước tích của 2 số hàng đơn vị.
VD: 12 x 13 = |12+3| |2x3| = 156
Khi hai số đơn vị nhân nhau vượt mười thì ta cộng hàng chục (của tích nhận được) vào số trước, cộng phần đơn vị vào số sau.
VD: 17 x 13 = |17 + 3 + 2| |7x3+1| = 221
-Bình phương của một số tận cùng là 5:
25^2 = 2 x (2+1) | 25 = 625
85^2 = 8 x (8+1) | 25 = 7225
- Nhân hai số liên hiệp (x+y)(x-y) = x^2 – y^2
42 x 38 = (40+2)(40-2) = 40^2 – 2^2 = 1600 – 4 = 1596
-Thu gọn số khi nhân
7,5 x 24 = 15 x 12 = 180
2. Phép chia:
Cần nhớ rằng khi chia cho một số là nhân nghịch đảo của số đó, để biến phép chia thành phép nhân.
-Chia cho 0,5 là nhân số đó với 2
18 / 0,5 = 18 x 2 = 36
-Chia cho 0,25 là nhân số đó với 4
3 / 0,25 = 3 x 4 = 12
-Chia cho 2,5 là nhân 4 chia 10
5 / 2,5 = 5 x 4 /10 = 2
Cần tận dụng kết quả nhân nhẩm trong chia nhẩm.
sưu tầm
tài liệu tham khảo :
DBKLXDCT, hạng mục công trình là việc xác định khối lượng công tác xây dựng cụ thể được thực hiện theo phương thức đo, đếm, tính toán, kiểm tra trên cơ sở kích thước, số lượng quy định trong bản vẽ thiết kế (tkế cơ sở, tkế kttc, tké bản vẽ thi công) hoặc từ yêu cầu triển khai dự án và thi công xây dựng, các chỉ dẫn có liên quan và các iêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
Một vài khái niệm thường gặp: Khái niệm về tiên lượng, bảng tiên lượng, khối lượng công trình.
Biết được vài trò, phương pháp, nguyên tắc, trình tự triển khai và cách qản lý của việc đo bóc khối lượng trong công tác đo bóc khối lượng công trình thì chắc chắn bạn sẽ là 1 "chuyên gia" bóc dự toán giỏi!
Bạn tham khảo thêm cái này nhé:
Các đặc trưng hình học cơ bản
Các hình và công thức sau đây chúng ta rất hay gặp trong công tác đo bóc tiên lượng. Chắc chắn khi nói ra nhiều người sẽ than "biết rồi, khổ lắm nói mãi", ấy vậy mà một chuyên gia rất giỏi về dự toán đã phải mất khá nhiều tiền điện thoại và thời gian gọi đi các nơi để hỏi công thức tính thể tính hình đống cát khi tranh luận với Chủ đầu tư về tính khối lượng một khối hình tương tự.
Chúng ta cùng ôn lại cách tính diện tích và thể tích một số hình. Nếu nắm vững và biết cách ứng dụng cho tốt, chúng ta có thể đọc bản vẽ và tính toán khối lượng thuận lợi hơn rất nhiều:
Chúng ta hãy cùng xem một ví dụ cụ thể, đo bóc tiên lượng một hình phức tạp bằng cách tách ra thành các hình cơ bản bên trên để tính khối lượng:
Chúng ta có một móng đơn như sau:
Chúng ta sẽ tách hình vẽ đó ra để tính khối lượng đào đất, khối lượng bê tông như sau:
Đây chính là hình đống cát lật ngược, chúng ta tính được khối lượng đào đất:
Tách ra thành 3 hình thuộc vào 2 loại hình cơ bản (hình hộp và hình đống cát) chúng ta tính được khối lượng bê tông:
Rõ ràng đọc bản vẽ và tính toán khối lượng chẳng có gì là cao siêu cả, bạn chắc chắn đã học toán học thời phổ thông rồi. Hãy bình tĩnh áp dụng kiến thức của chính bạn và nói rằng I CAN DO IT.
Một số kiến thức toán học, đại số
Trong bài trên, TA đã giới thiệu với các bạn một số kiến thức về hình học phẳng, hình học không gian. Ở bài này TA xin giới thiệu một vài kiến thức số học, đại số cần thiết trong quá trình tác nghiệp đo bóc tiên lượng lập dự toán.
Mặc dù có máy tính với (Excel, Calculator, các chương trình dự toán…), nhưng khi đưa dữ liệu đo bóc tiên lượng vào bảng tính nếu bạn thực hiện kỹ năng tính nhẩm, tính tay nhanh và chính xác sẽ giúp tốc độ đo bóc tiên lượng của bạn trở thành siêu tốc, hiệu suất công việc sẽ cao hơn, rút ngắn thời gian làm việc.
1. Phép nhân
- Nhân với 0,25 là chia số đó cho 4.
VD: 328 x 0,25 = 328/4 = 82
- Nhân với 0,5 là chia số đó cho 2
VD: 926 x 0,5 = 926/2 = 463
- Nhân với 2,5 bằng cách thêm số 0 rồi chia 4
VD: 44 x 2,5 = 440/4 = 110
- Nhân với 5 là thêm số 0 rồi chia 2.
VD: 64 x 5 = 640/2 = 320
- Nhân với 9 là nhân 10 rồi trừ đi số đó
VD: 23 x 9 = 230 – 23 = 207
- Nhân với 11 có hai cách:
+ C1: Nhân 10 rồi cộng thêm số đó.
VD: 53 x 11 = 530 + 53 = 583
+ C2: Khi số nhân có 2 con số thì chỉ cần cộng 2 số đó lại và đặt vào giữa:
VD: 53 x 11 = 5 |5+3|3 = 583
- Nhân hai số từ 10 đến 20: ta cộng số thứ nhất với số hàng đơn vị của số thứ hai rồi đặt trước tích của 2 số hàng đơn vị.
VD: 12 x 13 = |12+3| |2x3| = 156
Khi hai số đơn vị nhân nhau vượt mười thì ta cộng hàng chục (của tích nhận được) vào số trước, cộng phần đơn vị vào số sau.
VD: 17 x 13 = |17 + 3 + 2| |7x3+1| = 221
-Bình phương của một số tận cùng là 5:
25^2 = 2 x (2+1) | 25 = 625
85^2 = 8 x (8+1) | 25 = 7225
- Nhân hai số liên hiệp (x+y)(x-y) = x^2 – y^2
42 x 38 = (40+2)(40-2) = 40^2 – 2^2 = 1600 – 4 = 1596
-Thu gọn số khi nhân
7,5 x 24 = 15 x 12 = 180
2. Phép chia:
Cần nhớ rằng khi chia cho một số là nhân nghịch đảo của số đó, để biến phép chia thành phép nhân.
-Chia cho 0,5 là nhân số đó với 2
18 / 0,5 = 18 x 2 = 36
-Chia cho 0,25 là nhân số đó với 4
3 / 0,25 = 3 x 4 = 12
-Chia cho 2,5 là nhân 4 chia 10
5 / 2,5 = 5 x 4 /10 = 2
Cần tận dụng kết quả nhân nhẩm trong chia nhẩm.
sưu tầm
tài liệu tham khảo :
0 Comments