Cầu thường được bắc qua sông, nước bên dưới mà cạn bên trên (thi thoảng có mấy cái cầu cạn của các bác đường bộ thì trên cạn mà dưới cũng cạn), ấy vậy mà cây cầu này lại là sông bắc qua sông, nước vượt qua nước, có đoạn thì rõ ràng là nước ở trên mà cạn lại ở dưới . Các bác cùng xem nhé:
Được coi là một kiệt tác kỹ thuật, cây cầu nước khổng lồ với độ dài gần 1km đã kết nối hai kênh vận chuyển quan trọng của Đức. Tuyến đường thuỷ mới này gần thị trấn phía đông của Magdeburg đã được khai trương tháng 10 năm 2003.
Các dự án hạ tầng công cộng thường bị mang tiếng xấu do kéo dài thời gian so với dự kiến, nhưng cây cầu nước mới của Đức nối kênh Elbe-Havel với kênh Mittelland quan trọng, dẫn đến trung tâm công nghiệp của quốc gia Thung lũng Ruhr, đã hơn 80 năm nằm trong quy hoạch
Các kỹ sư lần đầu tiên mơ ước nối hai tuyến đường thủy này từ năm 1919. Việc xây dựng cầu qua sông Elbe gần Magdeburg thực sự bắt đầu vào những năm 1930, nhưng tiến độ đã bị dừng lại trong Thế chiến thứ hai vào năm 1942. Sau khi chiến tranh lạnh chia Đức, dự án đã được hoãn vô thời hạn, nhưng mọi thứ đã được đưa trở lại đúng hướng sau thống nhất đất nước vào năm 1990.
Hết 6 năm để xây dựng và chi phí khoảng nửa tỷ euro, chủ trương lớn này để kết nối cảng nội địa của Berlin với các cảng dọc theo sông Rhine. Tại trung tâm của dự án là cây cầu nước dài nhất nước châu Âu với độ dài gần một cây số (918 mét). Một “bồn tắm lớn bằng bê tông” để vận chuyển tàu trên sông Elbe đã tốn 24.000 tấn thép và 68.000 mét khối bê tông để xây dựng.
Cầu nước sẽ cho phép tàu bè qua lại để tránh một đoạn dài tàu xếp hàng dọc sông Elbe. Việc lưu thông trên cầu thường gặp khó khăn nếu mực nước trên cầu xuống thấp hơn mức cho phép. Ngoài cây cầu ra, người ta đã xây dựng một âu tầu đôi để cho phép tàu thuyền đi xuống từ cao độ của các cầu và kênh đào Mittelland xuống cao độ của kênh Elbe-Havel. Một một âu tàu đơn cũng đã được xây dựng tại Rothensee để cho phép tàu thuyền đi xuống từ cao độ cầu đến cao độ sông Elbe và cảng Magdeburg. Âu tàu này là song song và thay thế thang nâng thuyền Rothensee, và có thể chứa các tàu lớn hơn so với thang nâng thuyền
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đức Manfred Stolpe phát biểu tại lễ khai mạc với hãng tin AP như sau:
"Điều quan trọng đối với chúng tôi là làm các tuyến đường thủy hấp dẫn cho ngành công nghiệp cũng như tạo một phương thức vận chuyển an toàn và thân thiện môi trường" .
Nhưng việc bắt đầu của dự án đã không tránh được những tai nạn, khi một trong những âu tàu mới gần Magdeburg bung ra, làm xói mòn một phần bờ sông và đường phố. Tuy nhiên, các thiệt hại này cũng không cản trở việc sử dụng các lối đi mới - cây cầu nước rộng 34 mét và sâu 4,25 mét.. bởi việc di chuyển qua cây cầu đặc biệt này giảm được 12km so với đi theo tuyến đường thủy cũ.
Bản đồ của cầu, hiển thị tuyến đường tàu mới (màu vàng) và trước đó (màu đỏ)
Với cây cầu mới này, họ hy vọng sẽ tăng khối lượng vận tải thủy dọc theo tuyến đường Đông-Tây. Theo thống kê, năm 2002 khoảng bốn triệu tấn đã được chuyên chở và dự báo khối lượng chuyên chở đạt con số bảy triệu tấn hàng hóa vào năm 2015.
Là một cây cầu lạ mắt nên đây cũng là điểm thu hút khách du lịch. Cầu được mở cửa cho du khách tham quan và có ngay một bãi đậu xe, có đường cho xe đạp và đường dẫn cho người đi bộ tham quan. Trên cầu cũng có bảng tóm tắt quá trình xây dựng cây cầu. Cây cầu này được biết đến với tên địa phương Magdeburg Wasserstrassenkreuz.
Một vài hình ảnh khác của cây cầu:
Để xây dựng được một tuyến giao thông thủy nhân tạo, mà kênh nhân tạo thường qua các địa hình khác nhau, nên người ta phải dùng một "thiết bị trung chuyển" gọi là âu tàu (lock)
- Âu tàu là một thiết bị (hay 1 công trình thì đúng hơn) là 1 nơi để đưa tàu thủy vào nhằm thực hiện các công việc khác nhau (ví dụ như lưu tàu, sửa chữa nhỏ, giúp vận chuyển tàu thủy...).
- Âu tàu có 2 cửa: cửa vào từ đoạn kênh A và cửa ra đoạn kênh B. Ví dụ đoạn kênh A có mực nước 12m và ở vùng thấp, đoạn kênh B có mực nước cũng bằng như vậy nhưng ở trên đồi cao hơn kênh A 2m.
+Khi tàu đi xuyên kênh đào từ A qua B: đầu tiên sẽ vào âu tàu từ cửa vào A, âu tàu đóng lại (lúc này âu tàu sẽ như 1 hồ chứa biệt lập với 2 đoạn A,B). Người ta xả nước vào âu tàu cho mực nước trong âu dâng lên tới khi bằng mực nước trên kênh B thì mở cửa B cho tàu chạy ra.
+ Khi tàu ra xong sẽ đóng cửa B và xả nước trả lại vào hồ chứa như cũ.
Trên tuyến kênh nhân tạo có cây cầu nước Magdeburg, người ta đã phải dùng hệ thống các âu tàu ở các điểm có chênh lệch cao độ và dọc tuyến có xây dựng các bể chứa nước phục vụ cho công tác bơm và xả khi cần thiết.
Một vài hình ảnh minh họa:
Tìm hiểu thêm về vấn đề này, bác có thể tham khảo công trình vĩ đại: Kênh đào Panama. Kênh đào Panama được đào xuyên lục địa châu Mỹ tại eo Trung Mỹ. Vì đoạn đường dài qua nhiều địa hình khác nhau nên độ cao cũng khác nhau nên phải dùng âu tàu để trợ giúp cho tàu qua lại kênh đào. Ở đây có rất nhiều âu tàu có công dụng chủ yếu dùng để làm trung gian đưa tàu từ vị trí có độ cao này sang vị trí có độ cao khác. Chứ không đơn giản chỉ đào và tàu cứ việc ... bơi
0 Comments