Chuyển đến nội dung chính

Công nghệ thi công cọc nhồi bê tông

Công nghệ thi công cọc nhồi bê tông hay bê tông cốt thép là công nghệ đúc cọc bê tông tại chỗ vào trong nền đất (cast-in-place concrete pile).



Công nghệ thi công cọc nhồi bê tông






Phương pháp công nghệ chính:


Công nghệ thi công dùng dung dịch giữ thành vách hố đào

Phương pháp của công nghệ này là dùng thiết bị tạo lỗ lấy đất lên khỏi lỗ. Đồng thời bơm vào lỗ một loại dung dịch có khả năng tạo màng giữ thành vách hố đào và có trọng lượng riêng hơi nhỉnh hơn nước ngầm trong đất một chút để cân bằng lại áp lực khi lấy đất lên. Tiếp theo làm sạch cặn lắng (bùn lắng và đất đá rời) rơi dưới đáy lỗ, đảm bảo sự tiếp xúc trực tiếp của mũi cọc bê tông sau này vào vùng đất nền chịu lực tốt, tăng sức kháng mũi của cọc. Sau đó tiến hành đổ bê tông hay bê tông cốt thép bằng phương pháp đổ bê tông dưới nước, nghĩa là đổ bê tông liên tụctừ dưới đáy lỗ lên, không cho bê tông mới đổ tiếp xúc trực tiếp vớidung dịch giữ thành (ống dẫn bê tông luôn nằm trong lòng khối bê tông vừa đổ, để bê tông ra khỏi ống dẫn không trực tiếp tiếp xúc với dung dịch), bê tông đùn dần lên chiếm chỗ của dung dịch giữ thành, đẩy đung dịch này trào ra ngoài miệng lỗ. Sau cùng, khi bê tông cọc đãninh kếtđóng rắn và đạt một cường độ nhất định, tiến hành đào hở phần đỉnh cọc và phá bỏ phần đỉnh cọc này - thường là phần bê tông

chất lượng kém do lẫn với dung dịch giữ thành khi bắt đầu đổ bê tông được đẩy dần lên đỉnh cọc trong quá trình đổ bê tông.Tóm lại phương pháp công nghệ là dùng dung dịch giữ thành hố đào thế chỗ cho đất nền tại vị trí lỗ cọc rồi lại thay dung dịch này bằng vữa bê tông
.

Tuy vậy có nhiều phương pháp tạo lỗ cọc khác nhau, nên cũng có nhiều công nghệ thi công cọc nhồi bê tông khác nhau, theo từng phương pháp tạo lỗ.


Công nghệ thi công dùng ống vách (casing) giữ thành toàn bộ hố đào

Công nghệ này chỉ khác công nghệ thi công dùng dung dịch ở chổ: tạo lỗ đến đâu thì phải hạ đồng thời hệ thống ống vách (bằng bê tông hay bằng thép), bao xung quanh thành hố đào, đến độ sâu đó. Sau khi khoan hay đào xong hố đào, thì toàn bộ độ sâu hố được bao bởi ống vách (còn gọi là "casing"), tạo thành lớp vỏ khuôn đúc bê tông
vững chắc để đúc cọc nhồi. Trong hố khoan (đào) cọc nhồi, khi lấy đất lên, có thể là có nước ngầm chiếm chỗ, mà hoàn toàn không cần có bentonite.


Các phương pháp công nghệ tạo lỗ cọc nhồi bê tông

Đây là phương pháp tạo lỗ đặc biệt, khác với kiểu thông thường vốn lấy đất lên trực tiếp bằng thiết bị khoan hay đào và tuần tự sau mỗi lần khoan đào. Ở phương pháp bơm phản tuần hoàn việc tách đất hố đào ra khỏi nền đất, và việc lấy đất từ dưới hố lên được thực hiện đồng thời nhưng do hai bộ phận thiết bị khác nhau thực hiện: việc tách đất nền và làm tơi nhỏ đất mùm khoan thành bùn có thể thực hiện bằng các phương pháp sói rửa, khoan hay đào, còn việc lấy đất mùn khoan được thực hiện bằng hệ thống bơm hút công suất lớn. Hệ thống bơm này hút toàn bộ đất mùm khoan đã được hòa với dung dịch bentonite (dung dịch giữ thành hố đào) thành bùn lỏng, theo đường ống (trong phương pháp khoan, hệ đường ống này chính là cần khoan) đưa lên mặt đất trên miệng hố đào. Trong phương pháp này dung dịch bentonite chứa đựng trong lòng nó một lượng đất rất lớn lấy từ hố đào lên, nên khó có thể dùng lại như kiểu tạo lỗ thông thường, do đó mới gọi phương pháp tạo lỗ đặc biệt này là phản tuần hoàn hay tuần hoàn ngược. Ở kiểu thông thường dung dịch bentonite ra khỏi hố đào chỉ chứa lượng đất cát ít hơn rất nhiều, do phần lớn đất đã được vét lên riêng rẽ rồi, nên được thu hồi lại, rồi được xử lý lọc cát sạn, sau đó lại được bơm trở lại hố đào để tiếp tục dùng lại vài lần, tạo ra một vòng tuần hoàn dung dịch bentonite.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng Dẫn Thiết Kế Navigation với Photoshop

Nav­i­ga­tion rõ ràng là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của thiết kế web về tính khả dụng, nhưng, ngoài ra, nó còn có là một tâm điểm của diện mạo thiết kế. Các But­ton của thanh Nav­i­ga­tion, thanh Bar và Menu mang đến cho nhà thiết kế cơ hội tuyệt vời để sáng tạo và bổ sung một vài phong cách mới vào thiết kế. Đối với mục đích này, công cụ nào được sử dụng tốt hơn Photoshop? Đây là một bộ sưu tập gồm 45 hướng dẫn sẽ giúp bạn tạo ra một thanh Nav­i­ga­tion hoàn hảo. Một số hướng dẫn tạo ra kết quả cuối cùng tương tự như một hướng dẫn khác trong danh sách này, nhưng bạn có thể tìm hiểu một điều khác lạ từ mỗi một hướng dẫn vì cách tiếp cận tới mỗi bài hướng dẫn này là khác nhau. Stun­ning Vista inspired menu từ PSDTuts Slick blue nav­i­ga­tion menu từ SigTutorials Glossy nav­i­ga­tion bar từ Core GFX Quick glass buttons từ Bits O’ NewMedia Basic sleek button từ psFreak.com Sleek but­tons từ OriginMaker Vista styled button ...

Download AutoCAD 2012 Full + Crack, AutoCAD 2012 Full,

Update: More on AutoCAD would be available on Mastering AutoCAD 2012 The next release of AutoCAD is in development & codenamed “Ironman”. If you are interested to be part of the testing team for AutoCAD 2012., register at https://beta.autodesk.com/signup/ AutoCAD 2012 | CAD Professor: The next release of AutoCAD is in development & codenamed Ironman. If you are inte... http://bit.ly/ezBIRD

[File Cad] Khách Sạn Kaya – 4 Sao

Là đơn vị trực thuộc công ty xây dựng Hiệp Hòa, khách sạn Kaya mang đẳng cấp quốc tế tiêu chuẩn tương đương 4 sao tọa lạc tại số 238 đại lộ Hùng Vương – Trung tâm TP. Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên. Dưới đây là 1 số bản vẽ Mặt Bằng, Mặt Cắt, Kết Cấu.. của Khách Sạn Kaya này mà mình sưu tầm được. Công trình gồm 1 tầng hầm, 1 trệt, 1 lửng và 13 lầu.Với tổng chiều cao 55.4m Tên File: File Cad – Kaya Hotel (4 Sao) – Cty XD Hiệp Hòa – TP. Tuy Hòa – Phú Yên Download: Mặt Bằng – Kaya Hotel (01 File .DWG – Size: 4.5 Mb) Download: Mặt Cắt – Kaya Hotel (01 File .DWG – Size: 1.9 Mb) Download: Kết Cấu – Kaya Hotel (05 File .DWG – Size: 2.5 Mb) Download: Phối Cảnh – Kaya Hotel (02 File .JPG – Size: 1.5 Mb) Link Download Toàn Bộ File Trên: http://www.mediafire.com/?gi9e2e82awvdvse (10 Mb) Thông Tin: Nguồn: Sưu Tầm – Upload by www.danxaydung.tk Hình Demo: (theo danxaydung.tk)