Quy trình xử lý vết nứt trong công trình xây dựng

By Nặc danh - tháng 8 24, 2011


QUY TRÌNH XỬ LÝ VẾT NỨT NỀN

I/ YÊU CẦU CHUNG: (Đối với vật liệu sử dụng)
- Vật liệu sử dụng có độ thẩm thấu cao nhằm đảm bảo sự chèn kín hoàn toàn toàn bộ thể tích vết nứt bê tông.
-Cường độ kéo và cường độ bám dính đối với bề mặt bê tông phải cao hơn cường độ kéo bê tông tối thiểu 100%.
-Cường độ nén phải cao hơn cường độ nén bê tông hiện hữu tối thiểu 50%.
II/ QUY TRÌNH:
a. Đối với vết nứt có chiều sâu > 2.5cm
Vệ sinh sạch sẽ bề mặt vết nứt bằng bàn chải sắt hoặc máy mài
-Dùng máy khoan bê tông khoan lỗ tại vị trí thấp nhất của vết nứt. Các vị trí tiếp theo có khoảng cách phù hợp với bề rộng vết nứt nhằm đảm bảo vật liệu khi bơm phải được trào ra ở lỗ khoan kế tiếp.
-Dùng máy nén khí vệ sinh sạch toàn bộ lỗ khoan.
-Cấy các đầu bơm tự khoá (vale một chiều) tại các vị trí lỗ khoan và trám bít miệng vết nứt bằng vữa sửa chữa epoxy cường độ cao BestBond EP751 để ngăn chặn vật liệu tràn ra ngoài. Tuy nhiên, tại các vị trí gần lỗ khoan kế tiếp phải chừa trống kể kiểm soát việc vật liệu chèn đầy vết nứt và tràn ra ngoài.
-Sử dụng máy bơm cao áp chuyên dụng tiến hành bơm hợp chất epoxy độ nhớt thấp, cường độ và độ thẩm thấu cao BestBond EP750 cho đến khi đầy vết nứt (vật liệu trào ra ở lỗ kế tiếp).
-Sau 24 giờ, cắt các đầu bơm, sử dụng vữa sửa chữa gốc epoxy cường độ cao BestBond EP751 trám phẳng các vị trí đầu bơm.
-Vật liệu bảo dưỡng hoàn toàn sau 07 ngày, tuy nhiên vật liệu chịu tải trọng sau 24 giờ thi công.
a. Đối với vết nứt có chiều sâu ≤ 2.5cm
- Dùng máy cắt, cắt dọc theo vết nứt hình chữ “V”.
- Dùng máy nén khí vệ sinh sạch sẽ toàn bộ vết cắt.
- Quét lớp lót BestPrimer EP701 với định mức 0.10÷0.15 kg/m2 cho toàn bộ bề mặt vết cắt.
- Tiến hành trám đầy vết nứt bằng vữa sửa chữa epoxy cường độ cao BestBond EP751.
- Vật liệu bảo dưỡng hoàn toàn sau 07 ngày, tuy nhiên vật liệu chịu tải trọng sau 24 giờ thi công
III/ ƯU ĐIỂM:
- Vật liệu không mùi, không gây độc hại cho người thi công và môi trường xung quanh.
- Đơn giản, dễ thi công, không gây rủi ro trong quá trình thi công.
- Độ thẩm thấu cao nên vết nứt được xử lý triệt để, vật liệu chèn vá toàn bộ thể tích vết nứt, không gây ứng suất cục bộ trong quá trình chịu tải của kết cấu.
- Cường độ nén, cường độ liên kết đối với bê tông lớn, phát triển cường độ nhanh nên mau đưa công trình vào sử dụng.
-Vật liệu luôn có sẵn tại Việt Nam nên không bị động trong suốt quá trình thi công.
Trên đây là quy trình thi công chuẩn dùng để xử lý vết nứt bê tông dầm do Phòng kỹ thuật ứng dụng Công ty cổ phần Siêu Cường đề nghị dựa trên sự hiểu biết, kinh nghiệm thực tế và đặc tính kỹ thuật sản phẩm của chúng tôi.
Tuy nhiên, giải pháp này chỉ có thể thực hiện khi đạt được sự thống nhất giữa các đơn vị: chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và nhà thầu xây dựng công trình.

  • Share:

You Might Also Like

0 Comments

Vui lòng viết tiếng Việt có dấu!!!