Một số ưu điểm của thùng chìm bê tông cốt thép có buồng tiêu sóng trong xây dựng công trình biển.[21/08/11]

By Nặc danh - tháng 8 23, 2011



Một số ưu điểm của thùng chìm bê tông cốt thép có buồng tiêu sóng trong xây dựng công trình biển.[21/08/11]
Thùng chìm bê tông cốt thép thông thường (BTCT) là một loại kết cấu trọng lực dạng tường đứng thường dùng để xây dựng các công trình biển và công trình bảo vệ bờ (chân đế giàn khoan, đê chắn sóng, tường bến cảng, cảng nổi…).
MỘT SỐ ƯU ĐIỂM CỦA THÙNG CHÌM BÊ TÔNG CỐT THÉP
CÓ BUỒNG TIÊU SÓNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN
TS. Nguyễn Trung Anh
Cục quản lý Xây Dựng Công Trình
(Bộ Nụng nghiệp & PTNT)
1. Sơ lược về thùng chìm có buồng tiêu sóng
Thùng chìm bê tông cốt thép thông thường (BTCT) là một loại kết cấu trọng lực dạng tường đứng thường dùng để xây dựng các công trình biển và công trình bảo vệ bờ (chân đế giàn khoan, đê chắn sóng, tường bến cảng, cảng nổi…). Đặc điểm của công trình tường đứng làm cho sóng tới bị phản xạ mạnh, tạo dao động mực nước lớn trước tường và tăng áp lực lên công trình. Để giảm bất lợi này và bảo đảm an toàn cho tầu thuyền neo cập, đi lại trong vùng có công trình, đã có các giải pháp được sử dụng như đặt lăng thể phá sóng trước tường, tạo góc vát nghiêng trên đỉnh tường... nhưng hiệu quả nhất là sử dụng buồng tiêu sóng (BTS) ở mặt đón sóng của công trình[3]. Ý tưởng về buồng tiêu sóng được Jarlan (Canada) thực hiện vào năm 1961, sau đó đã được sử dụng để xây dựng bến cảng, đê chắn sóng ở một số nước tiên tiến như Nhật, Canada, Ý…với kết cấu tương tự như hình 1. Trên Thế giới, thùng chìm có BTS hiện đang trong giai đoạn tiếp tục nghiên cứu và hoàn chỉnh. Nước ta đã có khoảng gần chục công trình sử dụng thùng chìm BTCT thông thường như: công trình tôn tạo đảo Đá Tây (Trường Sa), bến cảng và đê chắn sóng đảo Phú Quí (Bình Thuận), cảng Cái Lân (Quảng Ninh), đê chắn sóng cảng Tiên Sa (Đà Nẵng)… nhưng chưa có công trình nào sử dụng thùng chìm có BTS.
2. Ưu điểm kỹ thuật của Thùng chìm có buồng tiêu sóng
2. 1 Đánh giá chung
Bên cạnh những ưu điểm của thùng chìm BTCT thông thường, thùng chìm có BTS còn khắc phục được tồn tại lớn nhất của công trình biển dạng tường đứng là giảm đáng kể phản xạ sóng. Nếu chọn được chiều rộng buồng tiêu sóng và tỷ lệ mở lỗ thông sóng hợp lý, hệ số phản xạ sóng trước công trình chỉ còn 0,4-0,5 [2]. Với công trình tường đứng mặt đón sóng nhẵn, hệ số phản xạ sóng thường xấp xỉ 1,0, tức là chiều cao sóng phản xạ bằng chiều cao sóng tới. Khi đó áp lực ngang của sóng lên công trình tăng cao do nó tỷ lệ thuận với chiều cao của sóng tác dụng. Ngoài ra, giảm phản xạ sóng đồng nghĩa với việc giảm xói chân công trình và bớt được biên độ dao động mực nư­ớc khu vực lân cận, đảm bảo an toàn cho các hoạt động hành hải.
Theo vncold.vn

  • Share:

You Might Also Like

0 Comments

Vui lòng viết tiếng Việt có dấu!!!