Chiếu sáng với Vray - Tutorials

By Nặc danh - tháng 4 06, 2011




Đây là một bài hướng dẫn từng bước sử dụng engine Vray để render một cảnh ngoại thất về đêm trong 3dsmax. Các bản kết xuất về đêm thường gặp nhiều khó khăn để đạt được kết quả như ý, do vậy bài hướng dẫn này sẽ phần nào giúp bạn đạt được điều đó thông qua một vài mẹo nhỏ trong Vray.

Trong bài hướng dẫn này, tôi sẽ điểm qua tất cả các bước mà chúng ta thường thao tác khi đòi hỏi phải thực hiện một tác vụ “render nội thất vào ban đêm”. Để theo các bước dưới đây, bạn cần phải biết một vài kiến thức cơ bản về 3ds max và vray. Nào, hãy cùng bắt đầu nhé.


1 - Ánh sáng tự nhiên

Bước đầu tiên là chọn một hình nền để diễn họa bầu trời.
Trong bài hướng dẫn này, tôi sử dụng bức ảnh dưới đây làm hình nền:




Tiếp theo, đưa bức ảnh bạn thích vào khay environment (nhớ là khay environment trong 3d max chứ không phải trong vray nhé).

Ở các thiết lập của vray, đánh dấu vào mục global illumination, và chọn lightcache dành cho phần secondary bounces, irradiance map ở phần primary bounces (bạn cũng có thể sử dụngbrute force, nhưng điều này đồng nghĩa với việc thời gian render sẽ lâu hơn).
Chuyển sang thẻ global, hãy chắc rằng đã bỏ đánh dấu ở mục default lights.





Bước cuối cùng ở giai đoạn này là vào khay environment trong vray và đánh dấu vào mục GI environment (skylight) override. Trong khay phía bên phải, đưa một gradient (mà xanh thẫm ở khay trên, một màu xanh nhẹ hơn ở khay giữa và một màu tía ở khay còn lại)





Nếu bạn nhấn chọn render ngay, bạn sẽ thu được một hình ảnh kết xuất tương tự như trên
2 - Bổ sung thêm yếu tố ánh sáng nhân tạo vào scene

Nếu bạn chú ý sẽ thấy, thoạt nhiên trông hình ảnh thu được quá giống với một hình ảnh kết xuất cảnh ban đêm, nhưng ngay sau đó sẽ nhận thấy thiếu mất sự tham gia của ánh sáng nhân tạo vào môi trường của scene nên không gian trông có vẻ hiu quạnh.Chúng ta sẽ bắt đầu tinh chỉnh bằng việc thêm các nguồn sáng vray vào trong ngôi nhà, để mô phỏng ánh sáng nhân tạo.


Điều quan trọng là cần phải nhớ rằng, đây là trường hợp mà sự tham gia của ánh sáng nhân tạo có thể tạo ra một cái nhìn khác biệt so với các trường hợp khác dựa trên nhiều phương diện (cường độ, xe màu, kích cỡ của không gian thực sự mà scene chiếm dụng v.v...) vậy nên bạn không cần phải đưa một nguồn sáng hay mô phỏng nó để phủ kín toàn bộ khu vực. Hãy sáng tạo và thử sức với các tham số như intensity multipliers, filter colors, v.v...



Trong scene tôi dùng các nguồn sáng vraylights dạng sphere với tham số multipliers ở phần intensity dao động từ 1 đến 2, filter colors là màu da cam, vàng và xanh nhạt cùng radius khác nhau tương ứng với mỗi màu



Nếu bạn nhấn nút Render lần nữa, bạn sẽ thu được hình ảnh tương tự với minh họa.
3 - Mô phỏng ánh sáng nhân tạo “phát ra” từ trong nhà

Giờ đây chúng ta đã có một nguồn sáng ở trong căn nhà, nhưng dường như nó trông vẫn tỏa ra chưa đủ. Bởi vậy, chúng ta sẽ đặt thêm một nguồn sáng vraylights dạng plane ở ngay trước cửa sổ, hướng ra phía ngoài, giống như hình minh họa dưới đây.



Nhấn render một lần nữa để xem thử và bạn sẽ thu được hình ảnh kết xuất tương tự như dưới đây:




4 - Tăng cường ánh sáng nhân tạo ở khu vườn và thảm cỏ

Vậy là chúng ta đã tiến tới gần mục đích hơn. Những gì còn thiếu trong lúc này là mặt cỏ ở phía sân trước quá tối. Dựa trên scene của bạn, bạn có thể xử lý và đặt các nguồn sáng ngoại thất nhất định nào đó (giống như các trụ sáng mà tôi đặt trong scene cụ thể này), hoặc thậm chí là sử dụng các nguồn sáng điểm - spotlights - ở ngoại cảnh nhằm chiếu sáng công trình.

Nếu bạn không có có yêu cầu gì đặc biệt trong trường hợp này, bạn có thể đặt các nguồn sáng ở một vài nơi nào đó phía sau camera, nhờ đó mà bạn se thu được cảm giác ấn tượng khi không gian tòa nhà nhận được sự chiếu sáng từ các nguồn sáng kế cận (các đèn đường, đèn xe và thậm chí là từ các công trình khác).



Trong một vài scene cá biệt như trong trường hợp này, chỉ cần thêm các nguồn sáng để chiếu sáng một mảnh vườn nhỏ bằng các cột đèn nhỏ là đủ.

Đầu tiên tôi gán chất liệu cho nguồn sáng vraylight với một gradient map; sau đó tôi đặt các nguồn sáng vraylights loại sphere vào từng điểm mà tôi muốn ở trên sân trước. Tương ứng với mỗi một nguồn sáng vraylight ở sân cỏ, ta lại thu được một cột đèn. Đây là một hình thức đánh lừa thị giác, nhưng kết quả thu được khá thuyết phục, và đó mới là mục đích mà chúng ta cần hướng đến.



Nhấn render ở giai đoạn này, bạn sẽ thu được hình ảnh kết xuất tương tự nhưtrên
5 - Tinh chỉnh trong Photoshop

a) Thêm một xíu hiệu ứng glow tinh tế tới các nguồn sáng nhân tạo mà bạn thấy trong scene (trong trường hợp này là các cột đèn nhỏ). Bạn có thể thực hiện tác vụ này bằng cách sử dụng bộ lọc diffuse glow ở menu filter.
b) Tạo một layer mới, thêm một gradient theo dạng linear từ phía dưới cho tới giữa scene chuyển từ màu cam sang trong suốt. Đưa thêm một layer vào để điều chỉnh màu và thử độ transparency cho đến khi bạn thu được kết quả như ý. Nếu sáng tạo hơn, bạn cũng có thể thử thêm một vài brush strokes tinh tế, với các màu đỏ úa, vàng hoặc cam khác nhau để thu được các kết quả khác nhau
Sau khi hoàn tất các bước trên, tôi thu được hình ảnh như dưới đây.


Thay lời kết


Render các scene ngoại thất vào ban đêm rất rắc rối. Theo quan điểm của tôi, cách tiếp cận tốt nhất theo một cách có hệ thống chính là hãy bắt đầu với nguồn sáng tự nhiên, sau đó bổ sung thêm các nguồn sáng nhân tạo dần dần trong suốt quá trình xử lý. Hơn nữa, bạn có thể bổ sung thêm cho mình những kinh nghiệm cần thiết ngay cả khi bạn thực hiện sai một bước nào đấy. Tôi không thể dẫn giải đủ để hiểu tầm quan trọng của nó, nhưng đây là một vài minh họa của việc xử lý hình ảnh kiến trúc chuyên nghiệp và quan sát chúng ở từng thời điểm xử lý.



Còn đây là một vài nguyên tắc chung mà bản thân tôi luôn ghi nhớ khi phải thực hiện các tác vụ render scene vào ban đêm:
Dù là ban đêm, nhưng ánh sáng tự nhiên vẫn tạo ra các bóng đổ tinh tế.
Đừng bao giờ tạo ra một bầu trời đen kịt 100%; mà thay vào đó nên chọn một màu xanh hoặc màu tía nhạt.
Nếu không có các nguồn sáng nhân tạo ở mặt đất, bầu trời vẫn luôn sáng hơn và mặt đất sẽ “vay mượn” một xíu ánh sáng xanh yếu ớt hoặc tía nhạt phản chiếu từ bầu trời
Ánh sáng là sự hòa trộn giữa màu tía sẫm/màu xanh yếu ớt ở trên bầu trời và màu da cam/màu vàng ở phía mặt đất và trên công trình. Đó là do ánh sáng tự nhiên hòa vào các nguồn sáng nhân tạo đặt ở dưới mặt đất.
Sắc màu dường như thẫm đẫm và bão hòa hơn trong một bản render cảnh buổi đêm.
Các nguồn sáng nhân tạo đều tạo ra một xíu rực rỡ tinh tế toát lên quanh chúng.
Nếu bạn “di chuyển các đối tượng” trong scene của bạn, đừng sợ sử dụng hiệu ứng motion blur. Nếu bạn biết một ít về nhiếp ảnh, bạn có thể nhận thấy rằng tại thời điểm buổi tối, các nhiếp ảnh gia thường sử dụng thời gian lộ sáng exposure cao khi ghi lại các đối tượng kiến trúc; đó là lý do mà tất cả mọi thứ chuyển động xung quanh công trình (xe cộ, con người, v.v...) đều xuất hiện với trạng thái chuyển động mờ dần - hay còn gọi là hiệu ứng motion blur.

Cám ơn bạn đã theo dõi bài Tutorial này và chúc bạn thành công.




Sưu tầm: cgnewspaper.com

  • Share:

You Might Also Like

0 Comments

Vui lòng viết tiếng Việt có dấu!!!