Thuyết minh giải pháp kết cấu

By Nặc danh - tháng 6 03, 2012

Nội dung

Mục lục:
1. THUYẾT MINH CHUNG:............................................ .................................................. ...2
2. CÁC TÀI LIỆU CƠ SỞ:............................................. .................................................. ....2
3. CƠ SỞ KỸ THUẬT LẬP HỒ SƠ THIẾT KẾ : .................................................. ...............2
3.1. Quy chuẩn, tiêu chuẩn và tài liệu chuyên ngành áp dụng:.............................2
3.2. Vật liệu sử dụng: .................................................. .................................................. .2
3.3. Tải trọng tác động:.......................................... .................................................. ........3
3.3.1. Tĩnh tải :................................................. .................................................. ...........3
3.3.2. Hoạt tải : .................................................. .................................................. .........3
3.3.3. Tải trọng gió :................................................. .................................................. .....3
3.3.3.1. Thành phần tĩnh:............................................ ..............................................3
3.3.3.2. Thành phần động của tải trọng gió: .................................................. .........3
3.3.4. Tải trọng động đất : .................................................. ............................................4
3.4. Tổ hợp tải trọng :................................................. .................................................. ...4
4. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU PHẦN THÂN............................................. ..............5
5. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN:............................................ .................................................. .....6
5.1. Mô hình tính toán: .................................................. .................................................. .6
5.2. Phụ lục chạy dao động công trình: .................................................. .....................6
5.3. Phụ lục tính toán tải trọng gió và động đất............................................ .............6
5.4. Phụ lục kiểm tra chuyển vị công trình............................................ ......................6




A. THUYẾT MINH CHUNG:
1. THUYẾT MINH CHUNG:
Hồ sơ thiết kế cơ sở của công trình “Nhà ở cao tầng ....” được lập trên các nguyên tắc sau:
1. Yêu cầu của hồ sơ thiết kế kiến trúc do chủ đầu tư cung cấp.
2. Các tài liệu tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của nhà nước.
3. Kính nghiệm thiết kế, thi công thực tế của nhà thầu tư vấn.
4. Các tài liệu chuyên ngành khác.
Mô tả chung quy mô của công trình:
o Số tầng cao: 25 tầng.
o Số tầng kỹ thuật 01 tầng
o Số tầng hầm: 02 tầng.
o Chiều rộng của công trình: 91,33 m.
o Chiều dài của công trình: 107,55 m.
o Chiều cao của công trình: 107,8 m.
2. CÁC TÀI LIỆU CƠ SỞ:
• Hồ sơ thiết kế kiến trúc do chủ đầu tư cung cấp.
• Nội dung kỹ thuật trao đổi trong các cuộc họp với Chủ đầu tư và tư vấn thiết kế kiến trúc.
• Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
3. CƠ SỞ KỸ THUẬT LẬP HỒ SƠ THIẾT KẾ :
3.1. Quy chuẩn, tiêu chuẩn và tài liệu chuyên ngành áp dụng:
Công trình được thiết kế theo các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam và các tiêu chuẩn của nước ngoài
được chấp thuận tại Việt Nam được sử dụng trong trường hợp không có các tiêu chuẩn Việt Nam tương
đương. Cụ thể các danh mục tiêu chuẩn như sau:
􀂾 TCVN 2737:1995 Tải trọng và tác động.
􀂾 TCVN 229 :1999 Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió.
􀂾 TCVN 375:2006 Thiết kế công trình chịu động đất.
􀂾 TCVN 356:2005 Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép.
􀂾 TCVN 338:2005 Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép.
􀂾 Eurocode 2:Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép (Tiêu chuẩn châu Âu).
3.2. Vật liệu sử dụng:
Bê tông
Cấp Mác Loại cấu kiện Rb MPa Rbt MPa
B35 M450 Kết cấu cột, dầm, sàn ... 19.5 1.3
Cốt thép:
Loại thép RS MPa
CB400-V (AIII,CIII) TCVN 1651-1985 365
CB300-V (AII,CII) TCVN 1651-1985 280
CB240-T (AI,CI) TCVN 1651-1985 225




3.3. Tải trọng tác động:
3.3.1. Tĩnh tải :
Bê tông cốt thép: 25 kN/m3
Thép : 78.5 kN/m3
Tường xây bao công trình (gạch đặc): 20 kN/m3
Tường xây ngăn trong công trình (gạch BT nhẹ): 12 kN/m3
Vữa : 18 kN/m3
Gạch lát : 22 kN/m3
3.3.2. Hoạt tải :
Khu vực Hoạt tải tiêu chuẩn (daN/m2)
Căn hộ 150
Văn phòng 200
Phòng họp, tiếp tân 400
Phòng đợi, sảnh triển lãm 400
Sảnh vào, cầu thang, hành lang 300
Nhà hàng 400
Cửa hàng, khu dịch vụ 400
Mái có sử dụng 150
Mái không sử dụng 75
Gara để xe 500
3.3.3. Tải trọng gió :
3.3.3.1. Thành phần tĩnh:
Phần tải trọng gió tĩnh tác động lên công trình được tính toán theo công thức sau:
W = Wo x c x k x n (kG/m2).
Trong đó:
W0: Giá trị áp lực tiêu chuẩn của tải trọng gió.
k: Hệ số tính đến sự thay đổi của áp lực gió theo độ cao.
c: Hệ số khí động của tải trọng gió.
n: là hệ số vượt tải.
Xác định các giá trị trong công thức tải gió tĩnh:
+ Công trình nằm ở Hà Đông - Hà Nội: Theo TCVN 2737-95 là vùng có áp lực gió II.B
=> Wo = 95 kG/m2
+ Phần gió đẩy hệ số C= + 0,8
+ Phần gió hút hệ số C= - 0,6
+ Hệ số vượt tải của tải trọng gió n=1,2
3.3.3.2. Thành phần động của tải trọng gió:
Bài toán phân tích động lực của công trình được thực hiện bởi chương trình Etabs 8.5.
Theo tiêu chuẩn TCXD 2737–1995, tần số dao động giới hạn cho công trình ứng với vùng gió II
cho công trình bê tông cốt thép là f L= 1.3.
Công thức tính toán :
Wp(ki) = n*Mk . ξi . ψi . yki
Trong đó :
n : Hệ số vượt tải của tải trọng gió =1,2
Mk : Khối lượng tập trung của phần công trình thứ k
ξi : Hệ số động lực ứng với dạng dao động riêng i, phụ thuộc vào thông số e và độ giảm lôga của
dao động.
γ : Hệ số độ tin cậy của tải trọng gió. γ = 1.2
Wo : Giá trị áp lực tiêu chuẩn của tải trọng gió
fi : Tần số dao động riêng thứ i
ψi : Hệ số được xác định bằng cách chia công trình thành r phần trong phạm vi mỗi phần tải trọng
gió coi như không đổi:
yki : Dịch chuyển ngang của trọng tâm phần thứ k ứng với dạng dao động riêng thứ i.
Kết quả tính toán xem phụ lục tính toán.

3.3.4. Tải trọng động đất :
Tải trọng động đất được tính toán theo tiêu chuẩn 375:2006
Công trình được xây dựng tại Hà Nội, theo bảng phân vùng gia tốc nền,
đỉnh gia tốc nền tham chiếu của khu vực huyện Từ Liêm là 0,108g.
Hệ số tầm quan trọng của công trình theo bảng phân cấp công trình là 1,25.
Chi tiết tính toán phổ phản ứng thiết kế xem phụ lục tính toán.




4. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU PHẦN THÂN
Giải pháp kết cấu phần thân của công trình: Kết hợp khung bê tông với lõi cứng để cùng tham
gia chịu lực.
Hệ lõi, vách cứng được bố trí và tính toán để chịu toàn bộ tải trọng ngang cho công trình đồng
thời tham gia chịu tải trọng đứng cho công trình, sử dụng bê tông mác 450#.
Hệ cột chủ yếu chịu tải trọng đứng. Cột được đổ tại chỗ tại công trường sử dụng bê tông mác
450#.
Kết cấu dầm sàn sử dụng dầm sàn dự ứng lực bán tiền chế mác 450# và được toàn khối hoá
tại công trường bằng lớp bê tông đổ bù mác 450# kết hợp lưới thép D5a150.
Cấu kiện dầm và Panel được tính toán và cấu tạo như mô hình dầm đơn giản.
Liên kết giữa dầm tiền chế với cột toàn khối và vách sử dụng thép chờ sẵn tại đầu dầm, liên kết
giữa dầm tiền chế với dầm tiền chế khác sử dụng lỗ chờ tại đầu dầm để liên kết với thép chờ tại vai,
liên kết này được điền đầy bằng vữa không co mác 550#. Các liên kết giữa dầm với cột, vách được
tính toán là liên kết khớp, tại 2 đầu dầm bố trí thép momen âm cấu tạo.
Đây là giải pháp kết cấu hợp lí cho công trình, vừa đảm bảo khả năng chịu lực và ổn định của
công trình, vừa đẩy nhanh tiến độ thi công và tiết kiệm chi phí xây dựng.




5. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN:
5.1. Mô hình tính toán:
o Mô hình không gian công trình.
Phần kết cấu công trình được mô hình tính toán trên cơ sở phản ánh sát nhất sự làm việc của kết
cấu. Sừ dụng phần mềm phần tích kết cấu Etabs 8.5 để phần tích nội lực phát sinh, trong đó các cấu
kiện dầm, cột được mô tả bởi các phần tử thanh, các cấu kiện vách lõi cứng, phần tử sàn được mô
tả bởi các phần tử shell.
o Mặt bằng nút chân cột
5.2. Phụ lục chạy dao động công trình:
o Bảng khối lượng dao động theo tầng
o Bảng chu kì dao động.
5.3. Phụ lục tính toán tải trọng gió và động đất
o Xem bảng tính chi tiết:
o Tính tải và hoạt tải xem mục 3.3 và bảng tính chi tiết.
5.4. Phụ lục kiểm tra chuyển vị công trình.
Chuyển vị đỉnh giới hạn của nhà có kết cấu khung vách chịu lực:
S = H/750 = 16,3 cm
Chuyển vị thực tế của nhà do tải trọng gió gây ra:
Theo phương X: 11,8 cm
Theo phương Y: 9,3 cm

  • Share:

You Might Also Like

0 Comments