Hộp hoạt POINT STYLE để thay đổi kiểu hiển thị của điểm (point)
Khi cần thay đổi kiểu hiển thị của điểm (point) thì bạn cần gọi hộp thoại này ra.
Cách 1: Gọi bằng lệnh tắt
Gõ lệnh ddptype để gọi hộp thoại
Cách 2: Gọi thông qua menu
Làm như hình dưới
Khi cần thay đổi kiểu hiển thị của điểm (point) thì bạn cần gọi hộp thoại này ra.
Cách 1: Gọi bằng lệnh tắt
Gõ lệnh ddptype để gọi hộp thoại
Cách 2: Gọi thông qua menu
Làm như hình dưới
Hướng dẫn tạo block động trong AutoCAD
Block động trong AutoCAD hay còn gọi là block Dynamic được ứng dụng khá nhiều trong AutoCAD. Mức độ tiện dụng của loại block này luôn quấn hút mọi người dùng CAD dù là trong bất cứ lĩnh vực nào.
Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo những block động cơ bản và hay dùng nhất.
1. Tạo hiệu ứng co kéo đối tượng trong block động
Giả sử tạo hiệu ứng co kéo cho đoạn Line như hình minh họa.
Bước 1: Tạo block thường bằng lệnh B
Bước 2: Mở block đã tạo bằng cách kích đúp chuột/ chọn OK hoặc chọn block/ Click chuột phải/ chọn Block editor
Bây giờ các bạn hãy để ý hộp thoại xuất hiện sau thao tác mở block:
– Parameters: Gán biến cho đối tượng
– Actions: Gán hiệu ứng cho biến Parameters đã chọn
Bước 3: Click vào Linear Parameter biểu tượng giống Dimensions/ Click chọn 2 điểm đầu và cuối đoạn Line giống như việc bạn đo kích thước cho đoạn Line này.
Bước 4: Chuyển qua thẻ Actions/ Click chọn Stretch Actions/ Click vào biến Distance vừa tạo ở bước 3 và làm từng bước sau:
– Chọn 1 điểm bất kì làm điểm kéo đoạn Line dài ra hoặc co ngắn lại. Ở đây minh chọn đầu đoạn Line
– Quét qua vùng đầu đoạn Line chứa điểm vừa chọn như hình minh họa
– Quét chọn các đối tượng sẽ bị ảnh hưởng khi bạn co kéo đoạn Line. Ở đây mình quét chọn hết vì đoạn Line luôn bị ảnh hưởng khi bạn co kéo. Nhấn enter để kết thúc quá trình chọn, đặt biến Stretch ra một vị trí bất kì.
Bước 5: Tiến hành lưu block lại và cùng cảm nhận sức mạnh của block dynamic bạn tạo được.
Tạo hiệu ứng nhiều lớp trong block. Dạng block có thể thay đổi chủng loại.
Ví dụ như block có thể chuyển từ ký hiệu cắt dọc sang cắt ngang như ảnh minh họa sau:
Cách làm như sau:
Bước 1: Tạo ra ký hiệu mặt cắt như ảnh minh họa và thêm một ký hiệu mặt cắt dọc nữa. Tìm đọc Block thuộc tính trong AutoCAD, ở đây Text nội dung trong mặt cắt đều là đối tượng Text thuộc tính Attribute.
Bước 2: Đóng block ký hiệu mặt cắt ngang lại bằng lệnh B. Lưu ý đối với block dạng này bạn cần chọn điểm Pick point là một điểm dễ nhớ, dễ định vị. Ở đây mình chọn trung điểm của đường nối 2 biểu tượng ký hiệu mặt cắt.
Bước 3: Quét chọn ký hiệu mặt cắt dọc và nhấn Ctrl+C. Tiếp theo mở block mặt cắt ngang vừa tạo xong để sửa.
Click vào Visibility Parameter sau đó click chọn một điểm bất kì trên CAD để đặt vị trí cố định cho biến Visibility.
Bước 4: Kích đúp vào biến Visibility vừa đặt, chọn Rename để đổi nội dung thành Ngang
Bước 5: Chọn New để tạo lớp block mới với tên Dọc kèm cài đặt như ảnh hướng dẫn sau:
Tùy chọn Hide all existing objects in new states thay vì mặc định là Leave visibility of existing objects unchanged in new srate
Lý do: Tại khung nhìn của lớp block Dọc sẽ ẩn toàn bộ đối tượng ở khung nhìn của lớp block Ngang đi.
Nhấn Ok để kết thúc bước này.
Bước 6: Nhấn Ctrl + V để post ký hiệu mặt cắt dọc đã copy trước đó ở bước 3. Lưu ý: Bước này bạn có thể ngồi vẽ thay vì Ctrl+V cũng vẫn OK.
Tiến hành di chuyển mặt cắt dọc về tọa độ (0,0), ở đây trung điểm của đường nối 2 biểu tượng ký hiệu mặt cắt nằm tại tọa độ (0,0). Mục đích để khi thay đổi giữa block Dọc và block Ngang thì 2 lớp block này vẫn cùng vị trí gốc xoay.
Bước 7: Lưu block lại và cảm nhận kết quả đạt được.
Ngoài việc tạo lớp block khác nhau trong cùng một block bạn có thể tạo thêm hiệu ứng co kéo mặt cắt dài ngắn cho linh động bằng cách mà mình đã hướng dẫn trong phần I Hướng dẫn tạo block động trong AutoCAD (Phần I)
Từ ví dụ này các bạn có thể tạo được rất nhiều block hữu dụng khác như block Cao độ:
Cùng rất rất nhiều block hữu dụng khác nữa mà mình gửi tằng kèm các bạn sau bài viết này:
Click vào đây để tải về máy.
Sưu tầm từ: autocad.xaydungso.vn
Một số lệnh AutoCAD trong layout hay sử dụng
Khoá một Viewport
Khi đã đặt được tỷ lệ cho khung nhìn, bạn cần phải lock khung nhìn để tỷ lệ không bị thay đổi. Bạn vào properties của khung nhìn chọn Display Locked: ON để lock khung nhìn.
Đóng băng (Freeze) Layer trong từng khung nhìn
Một trong những ưu điểm khi sử dụng Layout đó là bạn có thể lựa chọn đóng băng các layer khác nhau. Đặc tính này có vai trò quan trọng khi cần trích dẫn phóng to một chi tiết nào đó. Cách nhanh nhất để đóng băng layer trong từng khung nhìn là dùng Layer Properties Manager.
Bật và tắt Khung nhìn
Bạn có thể tiết kiệm thời gian load bản vẽ bằng cách tắt đi những khung nhìn không cần thiết lúc chỉnh sửa bản vẽ.
Xoay các khung nhìn (có vai trò tương tự lệnh Mvsetup ở trên)
Bạn có thể xoay khung nhìn bằng cách dùng lệnh UCS và lệnh PLAN.
Trình tự thực hiện lệnh như sau:
– Thực hiện lệnh MS để vào không gian của một viewport
– Dùng lệnh UCS để chuyển trục toạ độ theo phƣơng mong muốn
– Sau đó thực hiện lệnh Plan => Current ucs => Enter
Linetype
Khi chuyển bản vẽ từ không gian Model sang Layout. Đường nét nhất là những nét không phải Continuous không đúng tỷ lệ. Khi đó bạn vào Properties, để chỉnh lại Linetype Scale. Lý do là trong Model bạn vẽ với tỷ lệ 1:1, nhưng sang layout nó bị Zoom to nhỏ đi nhiều lần tuỳ theo tỷ lệ do vậy Tỷ lệ của đường nét cũng thay đổi.
Dimstyle
Nếu vẽ trong model bạn phải tạo rất nhiều Dim Style cho các tỷ lệ khác nhau. Nhưng nếu vẽ trên không gian giấy bạn chỉ cần tạo 1 Dim Style duy nhất cho nhiều tỷ lệ.
Khi đó, để đảm bảo các chiều cao kích thước bản vẽ bằng nhau với mọi tỷ lệ ta sử dụng chức năng Dimension Update bằng cách: Vào MS, sau đó vào Dimension Update. Rồi chọn các Dim cần Update sao cho chiều cao của Dim luôn bằng chiều cao đặt trong Dimension Style – Text – Text height
Ghi kích thước trong bản vẽ Layout
Về nguyên tắc kích thước bản vẽ luôn đi liền với bản vẽ, để dễ quản lý, kiểm tra và chỉnh sửa. Đặc biệt nếu bạn ghi kích thước trong Layout thì khi muốn thay đổi tỷ lệ, thay đổi khung nhìn bạn sẽ rất vất vả Dim lại từ đầu.
Chỉ đo trong Layout khi ta cần trích dẫn phóng to các chi tiết. Tắt layer Dim cũ đi và đo kích thước trong Layout.
Tạo khung tên và khung bản vẽ trong Layout
Ta nên có một khung bản vẽ và khung tên mẫu ở trong Layout. Khi đó ta có thể chèn khung mẫu này vào bất cứ bản vẽ nào theo cách sau: Vào Insert => Layout => Layout from Template hoặc chuột phải vào Layout tab chọn New Layout from Template… Sau khi có khung tên tỷ lệ 1:1 bạn sắp xếp các khung nhìn vào trong khung tên với tỷ lệ tùy ý. Khi in đặt tỷ lệ là 1:1 sẽ cho xuất bản vẽ đúng tỷ lệ. Việc quản lý bản vẽ và xuất bản vẽ cũng trở nên đơn giản hơn